
Chị Hường hạnh phúc làm mẹ sau 6 năm chờ đợi - Ảnh: NVCC
Gần như không còn khả năng sinh con ở tuổi 21
Năm 2012, anh Nguyễn Mạnh Thắng (sinh năm 1989) và chị Nguyễn Thị Hường (sinh năm 1992, cùng quê ở Hải Dương) nên duyên vợ chồng. Một năm chờ đợi không thấy tin vui, hai người tìm đến các cơ sở y tế.
Tại bệnh viện, kết quả kiểm tra khiến chị Hường suy sụp khi mới ở tuổi 21 mà chỉ số dự trữ buồng trứng chỉ còn 0,01, con số quá thấp, gần như không còn 7,7% dân số Việt Nam bị vô sinh, hiếm muộn
Năm 2019, bé Nguyễn Ánh Dương chào đời. Khi con gái Ánh Dương đã lớn, vợ chồng chị quay trở lại bệnh viện vào năm 2023 với mong muốn có thêm một em bé.
Ngày 30-4-2024, đúng dịp kỷ niệm 49 năm thống nhất đất nước, bé trai Nguyễn Thắng Đại cất tiếng khóc chào đời. Hiện tại bé lớn Ánh Dương đã 6 tuổi, chuẩn bị vào lớp 1, còn bé Thắng Đại sắp tròn 1 tuổi.
Chị Hường cũng nhắn gửi đến những ai đang mong con: "Khó khăn là có thật, nước mắt là có thật. Nhưng chỉ cần không từ bỏ, nhất định sẽ có điều kỳ diệu xảy ra".
Dấu hiệu suy buồng trứng sớm
Theo bác sĩ Hưởng, suy buồng trứng sớm là hiện tượng buồng trứng bị lão hóa trước tuổi, ngừng hoạt động chức năng ở phụ nữ sau tuổi dậy thì và trước 40 tuổi. Đây là một nguyên nhân vô sinh rất thường gặp.

Suy buồng trứng sớm là một trong những nguyên nhân gây vô sinh, hiếm muộn - Ảnh minh họa: DƯƠNG LIỄU
Dấu hiệu suy buồng trứng sớm thường có biểu hiện tương tự như những phụ nữ bước vào giai đoạn tiền mãn kinh, với các dấu hiệu điển hình như rối loạn kinh nguyệt (kinh ít dần, kinh thưa không đều, thậm chí mất kinh); giảm ham muốn tình dục, khô rát âm đạo; rối loạn vận mạch…
Tuy nhiên có nhiều trường hợp suy buồng trứng đến rất từ từ, không có triệu chứng gì, bệnh nhân chỉ phát hiện khi thăm khám vì hiếm muộn.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến suy buồng trứng như bất thường về di truyền, bệnh lý buồng trứng, hóa trị, xạ trị, viêm nhiễm, stress kéo dài, hút thuốc lá….
Đặc biệt trong khoảng thời gian gần đây, nhiều trường hợp suy buồng trứng sớm do bệnh nhân sử dụng bừa bãi các loại thuốc lá - thảo dược không rõ nguồn gốc, do lạm dụng các loại thuốc kích thích buồng trứng.
"Hiện nay chưa có phương pháp điều trị nào có thể cải thiện suy buồng trứng hay dừng quá trình suy buồng trứng ở phụ nữ. Các điều trị chủ yếu với mục đích giải quyết các triệu chứng của bệnh và điều trị hiếm muộn.
Phụ nữ nên kết hôn và sinh con sớm trước 35 tuổi. Phụ nữ dưới 35 tuổi nếu sau 1 năm kết hôn/chung sống hoặc phụ nữ trên 35 tuổi, sau 6 tháng chung sống không dùng biện pháp tránh thai mà chưa có thai cần đi khám chuyên khoa để phát hiện sớm tình trạng suy buồng trứng và điều trị hỗ trợ sinh sản kịp thời", bác sĩ Hưởng khuyến cáo.
