Số trẻ em Hàn Quốc bị trầm cảm, lo âu tăng gấp ba lần do áp lực học hành

Số trẻ em Hàn Quốc mắc trầm cảm, rối loạn lo âu tăng vọt, dấy lên lo ngại về áp lực học tập quá mức tại các khu vực nóng về giáo dục tư nhân như Gangnam.
trầm cảm - Ảnh 1.

Trẻ em Hàn Quốc đối mặt áp lực học tập lớn ngay từ độ tuổi mầm non - Ảnh: YONHAP NEWS

Theo tờ Maeil Business ngày 25-4, số lượng yêu cầu bảo hiểm y tế liên quan đến trầm cảm ở trẻ em Hàn Quốc đã tăng vọt sau cơn sốt "kỳ thi cho trẻ 4 tuổi" và "kỳ thi cho trẻ 7 tuổi", tức là những kỳ thi đánh giá năng lực đầu vào các trường mẫu giáo tiếng Anh và các học viện tiếng Anh.

Tình trạng này làm dấy lên lo ngại về những tác động tiêu cực từ áp lực học tập quá sớm, quá mức và kỳ vọng xã hội đối với Số trẻ em Hàn Quốc mắc trầm cảm, lo âu tăng gấp ba lần sau 5 năm - Ảnh 2.Hàn Quốc: Giáo viên nghi đâm chết học sinh tiểu học vì trầm cảmĐỌC NGAY

Theo đó, tính tổng cộng trong 5 năm qua, ba quận này đã ghi nhận 19.943 lượt yêu cầu thanh toán bảo hiểm liên quan đến các bệnh lý trầm cảm và rối loạn lo âu ở trẻ nhỏ.

Riêng trong năm 2024, quận Songpa ghi nhận 1.442 lượt, quận Gangnam có 1.045 lượt và quận Seocho có 822 lượt, nâng tổng số lên 3.309 lượt.

Trung bình, mỗi quận trong nhóm ba quận này ghi nhận 1.103 lượt, cao gấp 3,8 lần mức trung bình của toàn thành phố Seoul là 291 lượt.

Theo Maeil Business, số lượt yêu cầu bảo hiểm y tế đối với trẻ dưới 9 tuổi tại Hàn Quốc cũng gia tăng đáng kể, từ 15.407 lượt năm 2020 lên 32.601 lượt trong năm 2024, tương đương mức tăng hơn 2,16 lần.

Một trong những nguyên nhân chính được chỉ ra là áp lực học tập khắc nghiệt trong khu vực nhóm 3 quận này, nơi nổi tiếng với "cơn sốt giáo dục tư nhân" cao nhất toàn Hàn Quốc.

Tính đến năm 2024, có tới 25% số lượng nhà trẻ dạy tiếng Anh tại trung tâm Seoul tập trung tại khu vực ba quận này, tờ Maeil Business cho biết.

"Trẻ em đang chịu gánh nặng học tập quá mức và căng thẳng cạnh tranh ngay trong giai đoạn lẽ ra cần được phát triển thể chất và cảm xúc", nghị sĩ Jin Sun Mi phát biểu về thực trạng đáng lo ngại này.

Bà Jin cũng kêu gọi Bộ Giáo dục Hàn Quốc cần nhanh chóng đưa ra các biện pháp toàn diện, trong đó có khảo sát thực trạng giáo dục sớm ở trẻ nhỏ, nhằm ngăn ngừa những tác động tiêu cực đến sức khỏe tâm thần của trẻ em do tình trạng học trước tuổi và cạnh tranh quá mức.

Số trẻ em Hàn Quốc mắc trầm cảm và rối loạn lo âu tăng gấp ba lần trong 5 năm - Ảnh 2.Nhiều trẻ em Hàn Quốc bị đưa ra nước ngoài như 'kiện hàng'

Ủy ban Sự thật và Hòa giải Hàn Quốc công bố kết quả điều tra trong cho nhận con nuôi quốc tế, ghi nhận nhiều vi phạm khi trẻ em bị đưa ra nước ngoài như 'kiện hàng'.

Đọc tiếp Về trang Chủ đề