Gia đình ông Nguyễn Văn Dũng phải sử dụng nước ao, đìa cho sinh hoạt hằng ngày.
Những năm gần đây, chính quyền đã thiết lập các điểm cấp nước tập trung, hỗ trợ dụng cụ trữ nước, vận chuyển nước đến các khu vực thiếu nước để người dân có nước ngọt sử dụng. Tuy nhiên vẫn không thể đảm bảo đủ cho người dân một số khu vực. Vì thế, mùa khô đến hằng năm, tình hình thiếu nước sinh hoạt của các hộ dân tại những vùng xa lại tiếp tục diễn ra.
Vợ chồng bà Danh Thị Ngọc Sươl (ở ấp 12, xã Khánh Thuận, huyện U Minh) hằng ngày đi bán rau, giăng lưới kiếm cá bán lo cho 4 miệng ăn, có tích góp đến mấy cũng không đủ tiền khoan giếng nước. Để có nước sinh hoạt, gia đình phải bơm nước ao, đìa trong rừng về để lắng lại rồi dùng sinh hoạt.
“Xài nước đìa (ao) trong rừng rồi để lóng (lắng) phèn cho trong lại mới dùng được. Nước lắng cũng chỉ dùng cho tắm, giặt. Người lớn còn rắng chịu, còn trẻ con tắm xong nước phèn phải tắm lại bằng nước ngọt nếu không sẽ bị ngứa. Ráng chịu chứ cũng không biết làm sao giờ", bà Sươl nói.
Ông Nguyễn Văn Dũng (chồng bà Sươl) cho biết thêm, để có nước ngọt cho ăn uống, tắm cho tụi nhỏ, gia đình ông phải sang ấp khác cách nhà 4km để xin nước ngọt. "Hai vợ chồng ngày kiếm được 100.000 đồng, chỉ đủ ăn trong ngày, người ta thấy mình khó nên cho nước, chứ phải bỏ tiền mua nước nữa biết lấy gì ăn", ông Dũng nói thêm.
Tại vùng đệm lâm phần rừng U Minh Hạ thuộc xã Khánh Thuận (huyện U Minh), hầu hết người dân đều bị thiếu nước sinh hoạt. Có hộ cũng khoan giếng lấy nước ngầm lên dùng, nhưng nước ngầm cũng bị nhiễm phèn mặn. Họ chỉ chứa vào lu, khạp chờ lắng xuống để dành sử dụng dần, nhưng vẫn lo lắng về sức khoẻ.
![]() |
Bà Xiêl đầu tư khoan giếng nước nhưng bơm lên nước bị nhiễm phèn mặn phải lắng lại mới dùng được trong sinh hoạt. |
Bà Lý Thị Xiêl (hộ dân tộc Khmer, xã Khánh Thuận) cho biết, gia đình có khoan giếng nước nhưng bơm lên nước bị nhiễm phèn mặn, chua phải lắng lại mới dùng được trong sinh hoạt. “Nước bơm lên cũng không dùng cho ăn uống được, ăn uống phải dùng nước mưa trữ từ trước. Khi giặt đồ cũng phải dùng nước ngọt để pha xà phòng trước mới lên bọt, sau đó giặt lại bằng nước phèn, tráng cuối bằng nước ngọt. Rửa chén hay tắm cũng vậy, dùng nước phèn xong thì dội lại nước mưa”, bà Xiêl than thở.
Ông Trần Công Mười - Chủ tịch UBND xã Khánh Thuận cho biết, cao điểm mùa khô hằng năm, các ấp trong lâm phần rừng tràm đều xảy ra tình trạng thiếu nước sinh hoạt cục bộ. Qua thống kê, xã có khoảng 300 hộ dân thiếu nước uống, nước sinh hoạt hằng ngày.
“Xã đã đề xuất với cấp có thẩm quyền xem xét đầu tư hệ thống dẫn nước đưa tới các vùng xa để phục vụ cho bà con sinh hoạt”, ông Mười nói.
![]() |
Gia đình bà Sươl phải đi xin nước nơi khác về dữ trữ để uống. |
Ông Lê Công Nguyên - Giám đốc Trung tâm

