
Ông Don phát gọn chà để tìm măng bên trong, việc này rất dễ bị trầy xước chân tay hay ong chích - Ảnh: AN VI
Mài rựa, sắm nồi lớn, mua củi... dân làm rẫy, đi rừng tại khu vực xã Nghĩa Trung, tỉnh Đồng Nai (trước là huyện Bù Đăng, Bình Phước) đã chuẩn bị cho
Tìm mấy mụt măng non về để hầm canh - Ảnh: AN VI
Người đàn ông S'tiêng đã quen việc băng rừng, lội suối theo cha mẹ từ nhỏ. Anh quơ cây rựa mấy phát cả nhóm đã chui tọt vào. Nhìn bụi lồ ô chỉ có mấy mụt măng mới đội đất, anh Siêng tiếc nuối:
"Cái này phải tầm hơn nửa tháng nữa mới đủ cỡ để lấy. Ở đây nó mọc hoang chứ như mọc trên đất nhà tôi là trước mùa mưa tôi đốt lửa dưới bụi lồ ô, mưa xuống nó mọc lên nhiều khỏi nói luôn".
Dứt lời, cả nhóm lại leo lên phía trên, băng qua đám rẫy cao su cách đó 5km. Lần này anh Siêng hạ quyết tâm: "Ráng kiếm mấy mụt
Công đoạn xẻ măng đòi hỏi đôi tay khéo léo và kiên nhẫn - Ảnh: NGỌC SANG
Không ngơi tay phút nào, thấy trời nắng to anh Tiến trải măng ra những tấm phên lớn thành từng hàng đều tăm tắp, rồi đặt trên giàn sào tre ngoài sân để phơi.
Đưa tay quệt những giọt mồ hôi lăn trên trán, anh tâm sự: "Không phải hôm nào trời cũng thuận, mùa mưa này có hôm mưa dầm tôi lại phải nhóm lò đưa măng vào để sấy. Sấy lò thì phải đun củi và lâu lâu mở ra canh chừng không thì nó hỏng, sấy khô để măng giữ được lâu hơn, màu cũng vàng đều đẹp, dễ bán".
Măng khô ra lò mang theo cả mùi thơm đất đỏ, mùi nắng núi, mùi mồ hôi của người đàn ông dân tộc Tày dù xuôi phương Nam vẫn suốt đời gắn bó rừng sâu.

Thảnh quả ngày đội mưa gió đi săn măng
Mùa điều năm nay vãn sớm, những người làm thuê ăn tiền công nhật như ông Don, anh Siêng chỉ trông chờ sản vật trời cho mùa mưa để kiếm thêm tiền. Họ nói mùa này là mùa đói, măng nhiều, nấm mối nhiều thì đỡ, còn không thì ăn cơm muối quẹt là chuyện thường.
Anh Siêng nói mấy năm trước săn măng có ngày anh bán được cả triệu, khoảng ba năm gần đây lượng măng ít mà người đi hái đông nên ngày nào bộn cũng chỉ kiếm được 400.000 - 500.000 đồng.
Theo chia sẻ của anh, năm nay giá măng cao hơn mọi năm khoảng 5.000 đồng. "Tôi có dọ hỏi mấy người mua ngoài chợ, mình bán măng tươi, lột sạch cho họ được 20.000 đồng/kg. Chịu khó luộc rồi phơi nữa giá bán sẽ cao hơn nhưng đa phần tụi tôi sẽ bán tươi vì mùa này khó phơi với bán tươi lấy được tiền liền đã tay hơn", anh Siêng chia sẻ thêm.
