Điện thoại trên bàn ăn có phải thủ phạm âm thầm với sức khỏe trẻ nhỏ?

Trong bối cảnh công nghệ ngày càng hiện diện sâu trong đời sống gia đình, nhiều bậc phụ huynh đã quen với việc đưa điện thoại cho con trong bữa ăn với mong muốn trẻ 'ngoan ngoãn ngồi yên' và 'ăn được nhiều hơn'.
điện thoại - Ảnh 1.

Hai em bé đang chơi iPad, nhưng bác sĩ khuyến cáo nếu cho trẻ vừa ăn vừa chơi các thiết bị điện tử e ngại lâu dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Tuy nhiên, theo bác sĩ Ngô Tài Dũng - bác sĩ nhi khoa của Phòng khám DNG, đây là thói quen cực kỳ nguy hại.

"Tôi gặp không ít trường hợp trẻ bị rối loạn tiêu hóa mãn tính, thừa cân béo phì hoặc thậm chí là chậm phát triển ngôn ngữ - tất cả đều có liên quan đến thói quen vừa ăn vừa dán mắt vào màn hình" - bác sĩ Dũng chia sẻ. 

Sau đây là những ảnh hưởng dễ gặp:

1. Ảnh hưởng tiêu hóa 

KhiĐiện thoại trên bàn ăn có phải thủ phạm âm thầm với trẻ nhỏ? - Ảnh 2.Hậu COVID-19, kỹ năng nhận thức của trẻ mẫu giáo giảm mạnhĐỌC NGAY

Ngoài ra, trẻ vừa ăn vừa xem điện thoại còn ảnh hưởng tới phát triển tâm lý và kỹ năng tự lập: Thói quen ăn không tập trung còn cản trở quá trình học cách tự ăn, tự kiểm soát cũng như hình thành thói quen kiên nhẫn và ý thức về bữa ăn. Điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng phát triển tự lập của trẻ sau này.

4. Làm giảm khả năng giao tiếp và kết nối gia đình

Theo bác sĩ Dũng, bữa ăn là thời điểm vàng để cha mẹ và con cái trò chuyện, kết nối cảm xúc. Việc để trẻ "cắm mặt" vào điện thoại khiến trẻ giảm kỹ năng tương tác xã hội, không học được cách lắng nghe, chia sẻ và biểu đạt cảm xúc một cách tự nhiên.

"Nếu cha mẹ không ngồi cùng con, không trò chuyện với con, mà thay vào đó là chiếc điện thoại, thì chính chiếc điện thoại đang nuôi dạy con bạn thay bạn"- ông nói.

Nên thay đổi sớm

Bác sĩ Dũng khuyến nghị phụ huynh nên:

• Tuyệt đối không đưa điện thoại, iPad cho trẻ trong bữa ăn.

• Tạo thói quen ăn uống có ý thức: Ăn chậm, nhai kỹ, cảm nhận hương vị món ăn.

• Dành thời gian ăn cùng con, trò chuyện về ngày học, sở thích hay kể chuyện vui.

• Nếu trẻ có biểu hiện phụ thuộc vào thiết bị điện tử, cần tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn can thiệp sớm.

Điện thoại trên bàn ăn có phải thủ phạm âm thầm với trẻ nhỏ? - Ảnh 3.Du lịch, ăn uống có 'chữa lành' được cho người trẻ?

'Chữa lành' đang trở thành một từ khóa phổ biến trên mạng xã hội, gắn liền với những trào lưu từ du lịch, ẩm thực đến các hoạt động giải trí. Nhưng liệu ý nghĩa thực sự của 'chữa lành' có bị hiểu sai?

Đọc tiếp Về trang Chủ đề