
Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, nguyên thuyền trưởng tàu không số, trung tá Hồ Đắc Thạnh giới thiệu cuốn sách của người lính Ngô Minh Thơ - Ảnh: NGỌC QUYỀN
Ngày 29-4, Hội Văn học nghệ thuật
Dù sức khỏe yếu, phải ngồi xe lăn, nhưng ông Ngô Minh Thơ vẫn nỗ lực thực hiện cuốn hồi ký "Người lính ra đi từ Làng Cát" - Ảnh: NGỌC QUYỀN
Đó là câu chuyện ít người biết tới về những người lính bảo vệ bến tàu không số Vũng Rô năm xưa; là chuyện của cán bộ, chiến sĩ thuộc Tiểu đoàn đặc công 30 (Quân khu 5) gắn với những trận đánh sống mái ở 3 tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa.

Cuốn sách của ông Ngô Văn Thơ xuất bản dịp kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước - Ảnh: NGỌC QUYỀN
Trong cuộc đời binh nghiệp của mình, ông Thơ từng bị phía bên kia bắt, bị đày và lưu đày ở các nhà ngục tại Phú Tài, Phú Yên, Phú Quốc trước khi được trao trả tại Thạch Hãn (Quảng Trị) năm 1973.
Sau khi dưỡng thương ở miền Bắc, ông Thơ trở về Nam tiếp tục công tác, chiến đấu ở Tiểu đoàn đặc công 30 (Quân khu 5), rồi Tiểu đoàn 96 (Tỉnh đội Phú Yên), làm nghĩa vụ quốc tế ở chiến trường K.
Phát biểu tại buổi giới thiệu sách, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, trung tá Hồ Đắc Thạnh - thuyền trưởng 12 chuyến tàu không số năm xưa - tiết lộ rằng ông chính là một trong hai người đã "giao nhiệm vụ" cho ông Ngô Minh Thơ viết tập hồi ký này, để không chỉ nhớ về một thời hoa lửa hào hùng của thế hệ cầm súng vệ quốc, mà còn để lại di sản tinh thần cho các thế hệ sau.
Còn nhà văn Phương Trà bày tỏ: "Cuốn sách là những hồi ức của một người lính, không phải là những điều lớn lao, hùng tráng, mà là những mảnh ghép rất thật, rất người. Là tiếng bước chân vượt Trường Sơn năm ấy.
Là vết thương hằn lại trên cơ thể và cả trong tâm khảm. Là những đêm không ngủ giữa rừng, giữa lửa đạn.
Là một trái tim luôn đau đáu về quê nhà Làng Cát - nơi mẹ chờ, nơi tuổi thơ với bãi cát trắng và bờ tre gió lộng. Tác giả không chỉ là chiến sĩ ngoài chiến trường, mà còn là chiến sĩ giữ gìn ký ức, gìn giữ sự thật lịch sử bằng trái tim nhân hậu".
