
Tổng Bí thư Tô Lâm cùng các lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã đứng dậy vỗ tay cho phần kết. Các vị lãnh đạo cùng bước lên sân khấu, hòa chung không khí hân hoan với các nghệ sĩ - Ảnh: THANH HIỆP
Đến tham dự chương trình có Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân Ngô Phương Ly, nguyên Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh, Chủ tịch nước Lương Cường, nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương, nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang;
Sân khấu Mùa xuân thống nhất rộng hơn 1.000 mét vuông, thiết kế hai tầng và ứng dụng nhiều kỹ thuật hiện đại - Ảnh: BÁO VĂN HÓA
Tiết mục âm nhạc mở đầu là ca khúc Hà Nội, Huế, Sài Gòn (thơ Lê Nguyên, nhạc Hoàng Vân) do nghệ sĩ Đào Tố Loan, NSƯT Phạm Khánh Ngọc và Lê Thu Hiền cùng dàn nhạc giao hưởng, dàn hợp xướng và dàn kèn, các bạn sinh viên... thể hiện.
Nửa thế kỷ đã trôi qua, nhưng hào khí của mùa xuân năm 1975 vẫn vẹn nguyên trong mỗi người con đất Việt.
Tiếp đó là Liên khúc Đêm pháo hoa - Mùa xuân trên TP.HCM (nhạc sĩ Phạm Tuyên - Xuân Hồng) cũng do các nghệ sĩ trên thể hiện. Đêm pháo hoa mang không gian xưa về với sân khấu, với giọng nói em bé đầy tính hoài niệm, các diễn viên múa trong trang phục áo dài Sài Gòn xưa tạo khung cảnh mùa xuân giải phóng.
Còn Mùa xuân trên TP.HCM tưng bừng như không khí hiện đại và năng động của thành phố hôm nay, khiến khán giả rưng rưng niềm tự hào về Nam Bộ - thành đồng của Tổ quốc, được lấy cảm hứng từ các tượng đài giải phóng trên các chiến trường miền Nam.

Chị Trần Lê Kháng Ngọc (trái) cùng em gái mặc áo in quốc kỳ do mẹ chọn đến xem đêm nhạc Mùa xuân thống nhất - Ảnh: LAN HƯƠNG
Dù mới 19h30, nhưng dòng người đổ về Công viên Sáng tạo tham dự chương trình Mùa xuân thống nhất ngày càng đông. Khán giả phủ kín khán đài với các trang phục in quốc kỳ, háo hức chờ đợi chương trình diễn ra.
Bất chấp đường xa, chị Trần Lê Khánh Ngọc (28 tuổi, Bình Chánh) đi cùng em gái đến sự kiện từ 17h30. Hai chị em diện áo có in cờ đỏ sao vàng, tay cầm cờ để cổ vũ.
Chia sẻ với Tuổi Trẻ Online, chị cho biết đây là trang phục do mẹ lựa chọn, chuẩn bị để các con đến xem chương trình Mùa xuân thống nhất.
"Trong lòng mình cảm thấy tự hào khi được đến đây ngày hôm nay. Là một người con của TP.HCM, mình hạnh phúc, vinh dự khi được sống trong thời bình, biết ơn ông cha ta đã cho chúng mình được sống trong độc lập" - chị chia sẻ.
Cùng đồng đội chờ đợi trình đến phần trình diễn tiết mục Bài ca không quên, ông Nguyễn Đình Giản (67 tuổi, chủ tịch hội Cựu chiến binh phường 4, quận 3) không giấu nổi sự xúc động.
Ông là nhóm trưởng của nhóm văn nghệ gồm 50 cựu chiến binh, từng tham gia chiến đấu tại chiến trường Campuchia 10 năm.

Ông Nguyễn Đình Giản (phải) đến tham dự chương trình Mùa xuân thống nhất - Ảnh: LAN HƯƠNG
Ông Giản cho biết tiết mục Bài ca không quên mà ông và đồng đội thể hiện chỉ được luyện tập trong vỏn vẹn 4 ngày. Dù thời gian gấp rút, nhưng tinh thần của cả nhóm lại vô cùng phấn khởi.
"Trong suốt quá trình tập luyện, có đến hai ngày trời mưa tầm tã, nhưng không ai cảm thấy mệt mỏi hay than phiền. Trái lại, mọi người đều rất vui và hạnh phúc khi được góp mặt trong chương trình ý nghĩa này," ông chia sẻ đầy xúc động.
"Chúng tôi mong muốn các bạn trẻ - thế hệ tương lai của đất nước cố gắng gìn giữ nền độc lập tự do trên cơ sở đưa đất nước đi lên trong kỷ nguyên vươn mình" - ông Nguyễn Đình Giản gửi gắm đển thế hệ trẻ.
