
Hố khai quật khảo cổ ở di chỉ Quỳnh Văn, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An - Ảnh: DOÃN HÒA
Chiều 29-4, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Nghệ An phối hợp với UBND huyện Quỳnh Lưu cùng các đơn vị liên quan tổ chức báo cáo kết quả khai quật khảo cổ di chỉ Quỳnh Văn.
Cuộc khai quật địa điểm Quỳnh Văn được thực hiện từ ngày 18 đến 29-3 do Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn - Đại học
Nhiều tầng lớp vỏ sò ở di chỉ khảo cổ Quỳnh Văn - Ảnh: DOÃN HÒA
Văn hóa Quỳnh Văn thuộc hậu kỳ thời đại đá mới, phân bố tại các vùng đồng bằng ven biển tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh.
Di tích thường là những cồn sò điệp độ dày 5-6 m, cách biển 1-10 km, nằm trên đồng bằng hẹp, kẹp giữa dãy đồi núi thấp và Biển Đông. Nền văn hóa này được phát hiện lần đầu bởi các học giả Pháp vào năm 1930 tại khu vực Cầu Giát, huyện Quỳnh Lưu.
Qua nhiều đợt khảo sát và khai quật vào các năm 1963, 1976 và 1979, cơ quan chức năng xác định được 21 địa điểm liên quan, phần lớn tập trung tại huyện Quỳnh Lưu.
Các dấu tích cư trú bao gồm bếp, mộ táng, công cụ đá, đồ xương, mảnh gốm và nhiều vỏ nhuyễn thể cho thấy lối sống gắn liền với biển và hoạt động săn bắt, hái lượm của cư dân thời tiền sử.
