Có thật chim không thể nhiễm cúm?

Trong một video đăng trên Facebook vào ngày 5-7, cựu giám đốc điều hành Pfizer, ông Michael Yeadon phát biểu rằng chim không thể nhiễm cúm. Nhưng tuyên bố này có đúng không?
Có thật chim không thể nhiễm cúm? - Ảnh 1.

Chim có thể nhiễm cúm. Chúng có thể hắt hơi, và các loại vi rút mà chúng mắc phải đều có khả năng lây lan - Ảnh: FREEPIK

Trên thực tế, trang kiểm chứng của Hãng tin Australia AAP khẳng định chim có thể nhiễm cúm. Chúng có thể hắt hơi, và các vi rút mà chúng mang đều có khả năng lây lan.

Các chuyên gia cho biết đã có hơn một tá chủng cúm gia cầm được nghiên cứu kỹ. Dữ liệu cũng ghi nhận hàng trăm ca lây truyền từ người sang người.

Ngoài ra các triệu chứng hô hấp như ho và hắt hơi đã được quan sát ở chim nhiễm vi rút, và được đề cập trong nhiều tài liệu khoa học.

Tuyên bố gây tranh cãi về cúm gia cầm

"Bạn đã bao giờ thấy một con gà bị cảm chưa? Chúng có ho hay hắt hơi không?" ông Yeadon đặt câu hỏi trong video. "Chim không nhiễm cúm. Chúng không bị".

Ông tiếp tục khẳng định các xét nghiệm PCR dùng để phát hiện cúm gia cầm là "giả mạo", chỉ nhằm biện minh cho việc tiêu hủy đàn chim.

Có thật chim không thể nhiễm cúm? - Ảnh 3.Thực hư chuyện có thể dự đoán đau tim từ trước 1 thángĐỌC NGAY

Trước đây, AAP FactCheck từng bác bỏ luận điểm rằng cúm gia cầm là lừa đảo vì PCR không đáng tin, với lập luận từ các chuyên gia rằng PCR rất chính xác nếu được dùng đúng cách.

Tạp chí Journal of Infection năm 2022 từng đăng nghiên cứu sử dụng PCR để đánh giá sự lây truyền vi rút hô hấp giữa người với người.

Nghiên cứu theo dõi tương tác giữa trẻ em nhiễm vi rút có triệu chứng hô hấp và người lớn khỏe mạnh trong môi trường lâm sàng, cho thấy sự lây lan đã xảy ra.

Giáo sư Holmes cho biết đã có rất nhiều thí nghiệm lây nhiễm vi rút hô hấp trên người, cũng như các nghiên cứu quan sát thực tế. "Mỗi ngày, hàng nghìn người trên thế giới mắc bệnh đường hô hấp do vi rút", ông nói.

"Gần như gia đình nào cũng từng có người bị bệnh hô hấp, rồi vài ngày sau những người khác trong nhà cũng mắc".

Bác sĩ thú y Wayne Boardman, Đại học Adelaide (Australia), khẳng định cúm gia cầm có biểu hiện lâm sàng rõ ràng và có thể lây truyền. Ông nhấn mạnh PCR là phương pháp chẩn đoán chính xác. "Những tuyên bố đó là sai", ông Boardman nói.

Tương tự, ông Florian Krammer, nhà vi rút học tại Trường Y Icahn thuộc Mount Sinai (Mỹ), người viết nhiều công trình về cúm gia cầm, cũng khẳng định: "Dĩ nhiên là có cúm gia cầm". Ông cho biết hiện đã xác định được 16 phân nhóm vi rút cúm lưu hành ở chim, trong đó "một vài nhóm có độc lực cao".

Sự lây lan toàn cầu của cúm gia cầm, bao gồm hàng trăm ca lây sang người, đã được ghi nhận kể từ khi vi rút này xuất hiện lần đầu vào năm 1959, theo một bài tổng quan khoa học công bố năm 2023 trên tạp chí Travel Medicine and Infectious Disease.

Từ năm 2003 - 2024, Tổ chức Y tế thế giới xác nhận tổng cộng 939 ca nhiễm cúm gia cầm độc lực cao A (H5N1).

Theo Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), đợt bùng phát hiện tại bắt đầu từ năm 2022 ở quần thể chim tại Bắc Mỹ. Vi rút sau đó lan sang bò sữa và ít nhất 40 người trong giai đoạn từ tháng 3 đến 10-2024, theo tạp chí New England Journal of Medicine.

Chim nhiễm cúm gia cầm cũng có triệu chứng hô hấp như ho và hắt hơi, theo một nghiên cứu đăng trên Veterinary World.

Có thật chim không thể nhiễm cúm? - Ảnh 4.Nước hành luộc vắt chanh có giúp hạ đường huyết?

Một video đang lan truyền mạnh trên mạng xã hội với thông tin thêm vài giọt chanh vào nước hành luộc có thể hạ đường huyết tới 300mg/dL.

Đọc tiếp Về trang Chủ đề