
Một người đàn ông lặng lẽ nhìn lực lượng cứu hộ làm việc tại hiện trường vụ sập tòa nhà trụ sở Văn phòng Kiểm toán Nhà nước (OAG) cao 30 tầng ở thủ đô Bangkok do ảnh hưởng từ động đất ở Myanmar - Ảnh: REUTERS
Sau hai trận động đất lịch sử ở Thổ Nhĩ Kỳ vào đầu tháng 2-2023, các nhà khoa học và chuyên gia y tế phát hiện động đất tác động quan trọng đến hệ thần kinh và tâm lý của con người.
"Hội chứng động đất ảo"
Tiến sĩ Tansel Ünal,
Nhân viên cứu hộ đang làm việc tại hiện trường vụ sập tòa nhà 30 tầng ở thủ đô Bangkok, Thái Lan do ảnh hưởng từ động đất ở Myanmar - Ảnh: REUTERS
Theo báo Thairath, Bộ Y tế công cộng (MOPH) Thái Lan hôm 31-3 thông báo sẽ có không ít người dân thủ đô Bangkok và các vùng lân cận có thể mắc “hội chứng động đất ảo” này kéo dài vài tuần sau những dư chấn từ trận động đất mạnh 7,7 độ Richter ở Myanmar hôm 28-3.
Dù cách tâm chấn khoảng 1.000km, Bangkok vẫn chịu ảnh hưởng nặng nề, với rung chấn mạnh đến mức làm tòa nhà dự kiến là trụ sở Văn phòng Kiểm toán Nhà nước (OAG) tại quận Chatuchak cao 30 tầng đang trong quá trình xây dựng đổ sập, khiến hơn 100 công nhân bị mắc kẹt trong đống đổ nát.
MOPH cảnh báo người mắc chứng rối loạn lo âu hay chứng đau nửa đầu có nguy cơ gặp “hội chứng động đất ảo” cao hơn so với người bình thường.
Cơ quan này cũng đưa ra một vài lời khuyên giúp giảm bớt nguy cơ mắc hội chứng này như thường xuyên hít thở chậm như đang trong trạng thái thiền định để giảm căng thẳng, uống nước lọc hoặc nước gừng, tránh đồ uống có cồn và có cafeine.
Bên cạnh đo giảm thời gian sử dụng điện thoại, thường xuyên phóng tầm mắt vào các điểm xa như đường chân trời hay quang cảnh thiên nhiên, hạn chế xem các tin tức đau thương về động đất, có thể uống thuốc chống say tàu xe.
Đặc biệt khi gặp “hội chứng động đất ảo”, người bệnh nên nằm xuống để cải thiện các triệu chứng.
