
Anh Vinh, bị té rồi mất thị giác từ 19 tháng tuổi, lần đầu tiên đi xem kịch nhờ sự hỗ trợ của Sunbox. Anh ôm chặt NSƯT Thành Lộc trong màn chào kết suất diễn Cô giáo Duyên tại sân khấu Thiên Đăng ngày 10-4 - Ảnh: Ở đâu cũng chụp
Ý tưởng của
Anh Linh, đồng sáng lập Sunbox giới thiệu và giúp các khán giả khiếm thị chạm vào mô hình 3D mô phỏng thiết kế sân khấu của vở diễn Cô giáo Duyên - Ảnh: Ở đâu cũng chụp
Cách mà anh Vinh thưởng thức vở diễn tại sân khấu Thiên Đăng được Sunbox gọi là "xem kịch bằng đôi tai" qua 4 bước.
Đầu tiên, khán giả khiếm thị sẽ nghe file audio về chương trình, các quy định trong sân khấu, bối cảnh và nhân vật của vở kịch. Một tiếng trước giờ diễn, họ tiếp tục khám phá để hình dung rõ hơn về không gian, bố cục sân khấu và các yếu tố quan trọng qua việc nghe giới thiệu và chạm vào mô hình 3D mô phỏng thiết kế sân khấu.
Sau đó, khán giả làm quen với tai nghe. Người đọc lời mô tả đến làm quen với khán giả khiếm thị, kiểm tra kết nối của từng thiết bị. Cuối cùng, khán giả khiếm thị vừa nghe thoại trực tiếp của diễn viên trên sân khấu, vừa nghe thêm phần lời mô tả qua tai nghe.

Anh Vinh bắt đầu cảm nhận, ghi nhớ bối cảnh sân khấu và sau đó được đeo thiết bị tai nghe hỗ trợ - Ảnh: Ở đâu cũng chụp
Lời mô tả này bổ sung những thông tin như sự thay đổi trong cách bố trí sân khấu, các động tác hình thể của diễn viên hoặc sự xuất hiện của những nhân vật không tạo ra âm thanh...
Sẽ có hai tình nguyện viên nam và nữ để hỗ trợ khán giả khiếm thị trong rạp. Hiện "Từ tai đến mắt" tổ chức mỗi tuần hai suất và mỗi suất có tối đa 5 khán giả khiếm thị.

Các khán giả khiếm thị được tình nguyện viên hỗ trợ dắt vào chỗ ngồi - Ảnh: Ở đâu cũng chụp
Nghệ thuật dành cho tất cả
Chị Quỳnh Ngân, đồng sáng lập Sunbox, cho biết dự án "Từ tai đến mắt" bắt đầu lên kế hoạch thực hiện ở Việt Nam vào giữa năm 2024. Khi Viện Goethe TP.HCM kêu gọi đề xuất ý tưởng về các dự án Nghệ thuật bao hàm (Inclusive Art) thì dự án được chọn.
Nói về lý do thực hiện dự án với Viện Goethe vào thời điểm đó, anh Linh bắt đầu bằng một câu hỏi: "Chúng ta thường nói "nghệ thuật là cho tất cả mọi người", tuy nhiên "tất cả mọi người" ở đây đã bao gồm
Anh Linh đứng cuối sân khấu, mô tả mọi thứ của vở diễn đến thiết bị hỗ trợ của anh Vinh - Ảnh: Ở đâu cũng chụp
Nhân lực cố định của "Từ tai đến mắt" hiện tại là bốn người. Theo chị Ngân, khó khăn lớn nhất là phần đọc lời mô tả. Vì khi diễn trên sân khấu, ngoài mạch truyện chính, các diễn viên sẽ ngẫu hứng "quăng miếng hài" nên việc đọc lời mô tả này không có sẵn kịch bản mà đòi hỏi phản xạ nhanh theo tình huống của vở kịch.
"Người đọc lời mô tả sẽ phải đi coi kịch trước hai lần. Lần đầu là để thuộc hết các tình tiết và sắp đặt sân khấu, lần hai là để thử nghiệm đọc lời mô tả cho một người khiếm thị. Thấy khả thi rồi mới giới thiệu vở kịch vào dự án", chị Ngân nói.
Đồng phát triển, hỗ trợ nguồn lực tài chính cho dự án trong năm 2025, anh Đoàn Thanh Toàn, điều phối chương trình văn hóa tại Viện Goethe (TP.HCM) nhận xét "Từ tai đến mắt" không chỉ là thử nghiệm mới mẻ với mô hình "âm kịch" mà còn mở ra viễn cảnh người khiếm thị có thể "xem" kịch ở nhiều nhà hát, sân khấu trên cả nước.
"Chúng tôi đánh giá cao tiềm năng của dự án và xem việc duy trì, mở rộng mô hình này là một hướng đi hợp lý. Từ tai đến mắt xây dựng quan hệ hợp tác tích cực với sân khấu Thiên Đăng và cộng đồng khán giả khiếm thị, đồng thời đã thử nghiệm thành công các giải pháp công nghệ hỗ trợ" - anh Toàn chia sẻ với Tuổi Trẻ.

Từ trái qua: Chị Ánh, nhân sự cố định của Từ tai đến mắt, chị Yến, NSƯT Thành Lộc, anh Vinh. Trong đó: anh Vinh và chị Yến là những khán giả khiếm thị đi xem kịch trực tiếp ở Thiên Đăng qua sự hỗ trợ của Sunbox - Ảnh: NVCC

Chị Quỳnh Ngân, đồng sáng lập Sunbox và chị Nhung, tình nguyện viên kết nối với khán giả khiếm thị và cũng là một người khiếm thị - Ảnh: NVCC
Sau 25 - 30 suất được đồng hành bởi Viện Goethe TP.HCM, đội ngũ của "Từ tai đến mắt" sẽ tinh gọn và hoàn thiện chương trình hơn để hướng tới việc trở thành một dịch vụ hoạt động thường xuyên vào mỗi cuối tuần.
Nếu nhận được phản hồi tích cực, họ sẽ mở rộng sang kịch thiếu nhi bởi đội ngũ thực hiện mong muốn các khán giả khiếm thị nhỏ tuổi sẽ lớn lên với tuổi thơ được đi xem kịch và việc xem kịch với các bé phải là điều bình thường trong cuộc sống.
