Room tín dụng: Bỏ nhưng không thả nổi

Ngân hàng Nhà nước cho biết đang cân nhắc thận trọng và sẽ báo cáo Chính phủ, Thủ tướng về lộ trình dỡ bỏ cơ chế room tín dụng, công cụ hành chính đã áp dụng hơn 20 năm qua, nhằm kiểm soát tăng trưởng tín dụng và ổn định vĩ mô.
room tín dụng - Ảnh 1.

Từng bước dỡ bỏ room tín dụng sẽ hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận vốn hiệu quả hơn - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Trao đổi với Tuổi Trẻ, nhiều chuyên gia nhận định đây là bước đi phù hợp với xu thế quốc tế, giúp tăng tính chủ động cho ngân hàng. Tuy nhiên việc bỏ room không đồng nghĩa thả nổi tín dụng mà đòi hỏi hệ thống giám sát vững hơn, cùng các cải cách về an toàn vốn và quản trị rủi ro để đảm bảo ổn định tài chính.

Không thể "bật van" tự do

Ông Nguyễn Hưng - tổng giám đốc Room tín dụng: Bỏ nhưng không thả nổi - Ảnh 2.Năm 2025, tín dụng tăng 16%, tiến tới bỏ giao 'room' tín dụngNgân hàng Nhà nước cấp thêm 'room' tín dụng cho nhiều ngân hàng

Chuyên gia Hà Võ Bích Vân lưu ý không loại trừ khả năng một làn sóng bùng nổ tín dụng "nửa vời" có thể xảy ra nếu kỳ vọng bị thổi phồng quá sớm, trong khi nội lực nền kinh tế chính là sức khỏe doanh nghiệp, năng lực quản trị rủi ro ngân hàng vẫn chưa thật sự vững vàng.

Bài học giai đoạn 2009-2010 sau khủng hoảng tài chính toàn cầu, Việt Nam áp dụng gói kích thích 143.000 tỉ đồng, lãi suất cho vay ưu đãi 4%, tín dụng tăng hơn 37% năm 2009. 

Hậu quả là lạm phát lên đến 18,6% (năm 2011), bất động sản và chứng khoán tăng nóng rồi vỡ. Nhiều doanh nghiệp "chết" vì nợ đọng và chi phí vốn đảo chiều. Ngân hàng Nhà nước sau đó buộc phải siết lại tín dụng, tái cơ cấu toàn ngành.

Bà dẫn chứng trong thập niên 1990, Chính phủ Hàn Quốc từng mạnh tay bơm tín dụng cho các tập đoàn chaebol thông qua hệ thống ngân hàng quốc doanh. Dòng vốn rẻ nhưng thiếu kiểm soát rủi ro, cuối cùng dẫn tới khủng hoảng thanh khoản, vỡ nợ diện rộng. Đây là một ví dụ điển hình về hậu quả của tín dụng tăng trưởng không kiểm soát, điều Việt Nam cần tránh nếu gỡ bỏ trần tín dụng mà không có các "hàng rào thứ cấp".

Thực tế hiện nay, theo bà Vân, tỉ lệ nợ xấu nội bảng của các ngân hàng đã vượt 4%. Nếu tính cả nợ nhóm 2 và nợ xấu đã bán cho VAMC, con số thực tế có thể lên tới 7-8%. Trong khi đó, khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp vẫn khó khăn, cho thấy chất lượng tín dụng chưa tương xứng với tăng trưởng số lượng.

Cần "hàng rào mềm" thay thế bằng công cụ thị trường

Theo các chuyên gia, việc dỡ bỏ room tín dụng không đồng nghĩa với việc cung tiền sẽ tăng mạnh và gây lạm phát nếu đi kèm với các công cụ điều tiết mang tính thị trường như tỉ lệ dự trữ bắt buộc, lãi suất điều hành và công cụ thị trường mở.

Ông Lê Văn Thành cho rằng tổng cung tín dụng không chỉ phụ thuộc vào phía ngân hàng mà còn chịu ảnh hưởng lớn từ nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp và nền kinh tế. Trong điều kiện tăng trưởng chậm, nhu cầu vay yếu, tín dụng khó có thể bùng nổ dù không còn bị giới hạn bởi room.

Về mặt kỹ thuật, ông Lê Duy Bình cho rằng các chỉ số an toàn như hệ số an toàn vốn (CAR), thanh khoản, khả năng chi trả sẽ đóng vai trò then chốt trong việc kiểm soát tín dụng thay cho công cụ hành chính. Với CAR, ngân hàng chỉ có thể mở rộng cho vay tương ứng với năng lực vốn tự có và mức độ an toàn vốn.

Tỉ lệ dự trữ bắt buộc cũng là công cụ hữu hiệu để kiểm soát cung tiền, có thể được nâng lên khi cần kiềm chế lạm phát. Tuy nhiên việc vận hành những công cụ này đòi hỏi NHNN phải nâng cao năng lực giám sát, dự báo và điều hành chính sách.

Chuyên gia Hà Võ Bích Vân bổ sung để phân bổ vốn hiệu quả hơn cần đẩy mạnh cơ chế xếp hạng tín dụng doanh nghiệp và cá nhân, qua đó khuyến khích vốn chảy vào khu vực sản xuất, xuất khẩu, hạn chế dòng tiền vào các lĩnh vực đầu cơ như bất động sản, chứng khoán.

"Tín dụng không nên được thúc đẩy bằng mệnh lệnh hành chính hay kỳ vọng ngắn hạn, mà phải dựa trên sức hấp thụ của nền kinh tế và năng lực quản trị rủi ro của từng ngân hàng", bà Vân nói. Theo bà, việc bỏ room sẽ là một bước cải cách quan trọng nếu đi kèm "hàng rào mềm" đủ mạnh, vừa hỗ trợ tăng trưởng vừa đảm bảo kiểm soát rủi ro và ổn định vĩ mô.

Room tín dụng: bỏ nhưng không thả nổi - Ảnh 2.Bỏ room tín dụng, tăng chủ động cho ngân hàng

Ngân hàng Nhà nước có lộ trình tiến tới dỡ bỏ room tín dụng nhưng cần chính sách phù hợp với điều kiện đặc thù của Việt Nam, vừa tăng cường tính chủ động của tổ chức tín dụng vừa đảm bảo an toàn hệ thống, an ninh kinh tế, kiểm soát được lạm phát.

Đọc tiếp Về trang Chủ đề