
Nghề tài xế, đặc biệt là tài xế đường dài, tiềm ẩn nhiều yếu tố nguy cơ sức khỏe - Ảnh: Freepik
Ít ai biết rằng nghề tài xế - đặc biệt là tài xế lái xe đường dài - tiềm ẩn nhiều yếu tố nguy cơ dẫn đến
Tài xế phải làm việc trong môi trường căng thẳng, yêu cầu sự tập trung cao độ - Ảnh: Freepik
Tài xế là nhóm nghề nghiệp phải làm việc trong môi trường căng thẳng, yêu cầu tập trung cao độ, thường xuyên làm việc theo giờ giấc bất thường và thiếu ngủ, tất cả đều là những yếu tố làm tăng nguy cơ đột quỵ.
Đặc biệt, tài xế đường dài thường phải đối mặt với hàng loạt yếu tố nguy cơ sau:
Thiếu vận động thể chất: Ngồi lái xe nhiều giờ liên tục khiến tuần hoàn máu kém.
Chế độ ăn uống thiếu lành mạnh: Ăn nhanh, ăn mặn, sử dụng thực phẩm chế biến sẵn, dễ gây tăng huyết áp, rối loạn lipid máu.
Căng thẳng kéo dài và rối loạn giấc ngủ: Áp lực công việc, ngủ không đủ giấc ảnh hưởng đến tim mạch và hệ sức khỏe.
Hút thuốc lá, lạm dụng cà phê và rượu, bia: Các thói quen này làm tăng huyết áp, nguy cơ rối loạn nhịp tim và xơ vữa mạch máu.
Không kiểm tra sức khỏe định kỳ: Nhiều tài xế không được tầm soát huyết áp, đường huyết định kỳ... nên dễ bỏ sót các bệnh lý tiềm ẩn như tăng huyết áp, tiểu đường, tim mạch.
Dấu hiệu cảnh báo sớm đột quỵ cần biết
Dấu hiệu cảnh báo sớm đột quỵ
Tê hoặc yếu đột ngột ở mặt, tay hoặc chân, đặc biệt là ở một bên cơ thể.
Lú lẫn đột ngột, khó nói hoặc khó hiểu lời nói.
Rối loạn thị lực đột ngột ở một hoặc cả hai mắt.
Khó đi lại đột ngột, chóng mặt, mất thăng bằng hoặc phối hợp động tác kém.
Đau đầu dữ dội đột ngột mà không rõ nguyên nhân.
QUY TẮC F.A.S.T: Giúp nhận biết nhanh các triệu chứng đột quỵ
F = Face Drooping (Méo mặt): Một bên mặt có bị xệ xuống hoặc tê cứng không? Hãy yêu cầu người đó mỉm cười xem nụ cười có bị lệch không?
A = Arm Weakness (Yếu tay): Một bên tay có bị yếu hoặc tê không? Yêu cầu người đó giơ cả hai tay lên xem có tay nào bị rơi xuống không?
S = Speech Difficulty (Nói khó): Người đó có nói ngọng, ú ớ, khó hiểu không? Yêu cầu họ lặp lại một câu đơn giản - có lặp lại được không?
T = Time to call 115 (Thời điểm gọi cấp cứu): Gọi ngay 115, mỗi phút đều quý giá.
Người xung quanh cần làm gì nếu thấy tài xế có dấu hiệu đột quỵ?
NÊN LÀM
Gọi cấp cứu ngay lập tức.
Sử dụng quy tắc F.A.S.T.
Đặt bệnh nhân nằm nghiêng đầu sang một bên nếu có dấu hiệu nuốt kém.
Ghi nhớ thời điểm bắt đầu triệu chứng.
KHÔNG NÊN LÀM
Không cho bệnh nhân ăn, uống bất cứ thứ gì.
Không tự ý dùng thuốc (hạ huyết áp, aspirin, hay thuốc dân gian).
Không cố gắng đưa đi bệnh viện bằng phương tiện cá nhân nếu không thực sự cần thiết.
Không chặn miệng bệnh nhân nếu họ co giật.
Tài xế cần làm gì để phòng ngừa đột quỵ?
Ăn uống lành mạnh: Ưu tiên cơm tự chuẩn bị, rau luộc, canh; Hạn chế đồ chiên xào, mặn, nước tăng lực, cà phê, rượu bia.
Tăng vận động: Nghỉ 5-10 phút mỗi 2-3 tiếng lái xe để đi bộ, duỗi cơ.
Cai thuốc lá, hạn chế chất kích thích: Giảm dần số lượng thuốc lá, dùng kẹo/miếng dán nicotine, nhờ hỗ trợ y tế.
Ngủ đủ và đúng giờ: Tránh lái đêm kéo dài; Kiểm tra hội chứng ngưng thở khi ngủ nếu có ngủ ngáy, mệt mỏi ban ngày.
Giảm căng thẳng: Nghe nhạc nhẹ, hít thở sâu, trò chuyện với người thân/kỹ thuật viên tâm lý.
Khám sức khỏe định kỳ: Ít nhất 1 lần/năm (2 lần nếu có yếu tố nguy cơ như béo phì, tiền sử gia đình); Kiểm tra huyết áp, đường huyết, mỡ máu.
ThS.BS Nguyễn Huỳnh Quang Tín hiện là bác sĩ tại khoa hồi sức cấp cứu nội tim mạch - Bệnh viện Tim Tâm Đức. Với nền tảng đào tạo chuyên sâu và kinh nghiệm cấp cứu thực tiễn tại nhiều bệnh viện lớn, bác sĩ có thế mạnh trong xử trí các bệnh lý tim mạch cấp, hồi sức nội khoa và tầm soát nguy cơ đột quỵ. Bác sĩ cũng là thành viên của Hội Tim mạch Việt Nam và Hội Tim mạch TP.HCM.
