![]() |
Huyện Nga Sơn nằm cách thành phố Thanh Hóa 40 km đi về hướng Đông Bắc. Làng nghề chiếu |
Ở hầu hết xã ven biển của huyện Nga Sơn như Nga Liên, Nga Tân, Nga Thủy, Nga Tiến, Nga Thanh... người dân chủ yếu sống bằng nghề trồng cói. |
![]() |
Mỗi năm cói có 2 vụ chính gồm vụ chiêm (thu hoạch từ tháng 6 đến tháng 7) và vụ mùa (thu hoạch từ tháng 10 đến tháng 11). Việc thu hoạch cói thường diễn ra vào những ngày nắng nóng nên rất vất vả. |
![]() |
Việc trồng và chăm sóc cói đã vất vả, thu hoạch cói còn vất vả hơn. Sau khi cắt, cói được gom thành những bó vừa tay để giũ sạch cỏ dại, rác hoặc những sợi cói chết khô, chỉ để lại những |
Cói được chia thành những bó vừa tay, phân loại những sợi dài, ngắn khác nhau. Trước khi chẻ, cói phải được nhặt sạch bông. Cói chẻ xong thường được phơi ngay trên ruộng, trên những con đê hoặc dọc hai bên đường. |
![]() |
Gia đình ông Đào Trọng Mậu ở xã Nga Thanh (huyện Nga Sơn) trồng 2 ha cói. Năm nay, chỉ có 2 vợ chồng ra đồng thu hoạch, không dám thuê nhân công như các năm trước vì giá cói xuống thấp. “Năm 2023, giá cói đạt khoảng 14.000 đồng/kg cói khô, đến năm nay 2024 giảm xuống còn 12.000 đồng/kg, đầu năm 2025 thì xuống tiếp còn có 10.000 đồng/kg. Lợi nhuận gần như không có, nên 2 vợ chồng phải l |
Khi đạt độ khô cần thiết, cói được bán cho các đại lý. Sau khi sơ chế, cói được dệt thành chiếu, hay các sản phẩm thủ công mỹ nghệ như làn, mũ, túi xách, đồ lưu niệm... Sau mỗi vụ thu hoạch, người trồng cói sẽ làm cỏ, bón phân để cây cói mọc trở lại và nhanh phát triển cho vụ tiếp theo. Theo Phòng Nông nghiệp và Môi trường huyện Nga Sơn, năm 2025, diện tích cây cói trên bàn huyện ngày càng bị thu hẹp, chỉ còn khoảng 700 ha. Hiện tại, huyện đẩy mạnh thâm canh, tăng giá trị cho cây cói. |

