Mới đây, tại khu vực bãi tắm ở biển Nha Trang xuất hiện
Hướng dẫn triệu chứng và cách sơ cứu khi bị sứa lửa cắn
Theo chuyên gia này, trường hợp gặp phải sứa biển chạm vào da cần nhanh chóng đưa bệnh nhân ra khỏi vùng có sứa, sau đó đánh giá nhanh tình trạng bệnh nhân xem có mệt mỏi, choáng váng, vã mồ hôi hay tim đập nhanh không.
Nếu có các biểu hiện trên phải gọi cấp cứu ngay.
Với các trường hợp nhẹ hơn thì có thể sơ cứu bằng cách loại bỏ các xúc tu còn dính trên cơ thể bằng dụng cụ sạch.
Rửa sạch vết thương trực tiếp bằng chính nước biển, giấm hoặc baking soda trong vòng từ 15-30 phút.
Người dân tuyệt đối không dùng nước uống, nước ngọt tắm tráng để rửa vết sứa đốt bởi nó có thể làm tăng sự phóng độc, gây rát buốt. Sau đó băng bó vết thương lại, lưu ý tránh chà xát, cào gãi lên các tổn thương.
Bệnh nhân sau khi bị sứa đốt cảm thấy có những bất thường nên đi khám để được tư vấn, điều trị kịp thời.
Các bác sĩ cũng khuyến cáo mỗi người trước khi xuống tắm biển cần tìm hiểu thêm thông tin từ người dân địa phương để biết những vùng biển nào có nhiều sứa thì nên hạn chế xuống tắm.
Khi quan sát thấy sứa biển, đặc biệt là các loài sứa có màu sắc, tuyệt đối không xuống tắm để tránh bị sứa tấn công. Với trẻ em, nên mặc đồ bơi kín để hạn chế nguy cơ sứa biển tiếp xúc với các vùng da nhạy cảm, phòng nguy cơ dị ứng nặng.
Sứa lửa khác với các loài sứa khác thế nào?
Hiện nay vùng biển nước ta có 2 loài sứa là sứa thường dùng làm thực phẩm hoặc chế biến nhiều loại sản phẩm khác và loài sứa độc có thể làm ảnh hưởng sức khỏe khi va chạm với chúng.
Loài sứa lửa là một trong những loài sứa độc đó. Hình dáng của sứa lửa khá đa dạng, có thể trong suốt hoặc có màu sắc sặc sỡ.
