
Ba du khách Hàn Quốc mặc áo thun "chia phe" về rau mùi - Ảnh: @grandmavuongs
Ngày 21-7, hình ảnh ba du khách
Hội mê rau mùi và ghét rau mùi đụng độ - Ảnh: @grandmavuongs
Sự đối lập đáng yêu ấy nhanh chóng khiến dân mạng thích thú, bật cười vừa cảm thấy đồng cảm với "cuộc chiến rau mùi" quen thuộc của nhiều tín đồ ẩm thực.
"Tôi không biết bên Hàn thế nào chứ tôi qua bên Nhật, họ xem rau mùi như sầu riêng hay mắm tôm bên mình ấy, một số người ăn được, một số người lại không ăn được"; "Ông ở giữa ăn được kìa, còn trái tim nữa cơ, đáng yêu quá";
"Dễ thương quá vậy ta, bánh mì Việt Nam ngày càng vươn tầm trên bản đồ ẩm thực thế giới"; "Mình cũng ăn không được rau mùi, chắc phải mua một cái áo mặc thôi"; "Anh mình người Hàn lại rất thích rau mùi, chắc tùy người"... - một số bình luận của cư dân mạng.

Món bánh mì Việt Nam thường có rau mùi để làm tăng thêm hương vị - Ảnh: SECRETLDN
Theo Naver, câu nói "Không rau mùi (rau ngò), làm ơn" đã trở thành câu cửa miệng quen thuộc của nhiều thực khách người Hàn khi đến các nhà hàng Đông Nam Á, nhằm tránh những món ăn có mùi vị mà họ không thể chịu được.
Danh hài Moon Se Yoon đã có phản ứng rất mạnh mẽ sau khi ăn thịt xiên cừu kèm rau mùi - Ảnh: Naver
Một nghiên cứu năm 2012 tại Anh đã chỉ ra rằng những người cảm thấy rau mùi có mùi khó chịu thường mang đột biến gene ở thụ thể khứu giác mang tên OR6A2, một loại gene giúp phát hiện mùi aldehyde.
Đây là hợp chất hóa học cũng thường được tìm thấy trong xà phòng hoặc nước rửa chén, giải thích vì sao rau mùi với mùi hương đặc trưng lại khiến nhiều người có cảm giác như đang ngửi xà phòng hay chất tẩy rửa.
Đáng chú ý, tỉ lệ người Hàn mang đột biến gene này cao hơn hẳn so với nhiều quốc gia khác. Điều này lý giải tại sao phần lớn người Hàn Quốc lại cảm thấy rau ngò có mùi "khó chịu" và khó lòng chấp nhận trong các món ăn.
