'Kê huyết đằng' vị thuốc quý bổ máu, chữa đau xương khớp nhưng cần sử dụng cho đúng

Gần đây trên mạng xã hội nhiều TikToker sống ở vùng cao đã khai thác và bán cây kê huyết đằng, có người gọi là cỏ máu. Đây là vị thuốc có khả năng chữa bệnh, nhưng cần kết hợp đúng cách với các dược liệu khác mới mang lại hiệu quả cao.
bổ máu - Ảnh 1.

Nhiều TikToker sinh sống ở vùng cao thường khai thác loài cây này và hướng dẫn sử dụng theo cách đun nước uống - Ảnh minh họa

Thuốc nhưng không phải ai cũng dùng được

Hiện nhiều người đang sử dụng kê huyết đằng (cỏ máu) làm nước uống để

Kê huyết đằng đang được khai thác và thu mua ở nhiều nơi - Ảnh minh họa

Kinh nghiệm sử dụng kê huyết đằng

Theo bác sĩ Vinh, kê huyết đằng khi được sử dụng trong các bài thuốc sẽ mang lại hiệu quả cao khi kết hợp đúng cách với các dược liệu khác.

Kê huyết đằng thường được sử dụng trong y học cổ truyền với mục đích bổ huyết, hoạt huyết, mạnh gân xương và giảm đau. Tính vị và quy kinh của kê huyết đằng là yếu tố quan trọng trong việc lựa chọn và kết hợp dược liệu trong các bài thuốc y học cổ truyền. 

Dưới đây là một số bài thuốc tiêu biểu:

Bài thuốc bổ huyết, hoạt huyết: Kê huyết đằng 12g, Đương quy 12g, Bạch thược 10g, Xuyên khung 8g. Sắc uống ngày một thang, chia làm 2 lần trong ngày. Công dụng: Bổ huyết, điều hòa kinh nguyệt; Giảm đau bụng kinh và các triệu chứng do huyết ứ.

Chữa đau nhức xương khớp: Kê huyết đằng 16g, Thổ phục linh12g, Ngưu tất: 10g, Cốt toái bổ 10g. Cách dùng: Sắc lấy nước uống ngày một thang. Công dụng: Hỗ trợ điều trị đau lưng, đau khớp, viêm khớp dạng thấp; Tăng cường sức khỏe gân xương.

Tê mỏi chân tay: Kê huyết đằng 20g, Tang ký sinh 12g, Hy thiêm thảo 12g, Đỗ trọng 10g. Cách dùng: Sắc uống hoặc ngâm rượu dùng dần. Công dụng: Giảm tê bì chân tay, tăng cường lưu thông khí huyết; Hỗ trợ người lao động chân tay nhiều hoặc người lớn tuổi.

Điều hòa kinh nguyệt: Kê huyết đằng 15g, Ích mẫu 12g, Hương phụ 10g, Cam thảo 6g. Cách dùng: Sắc lấy nước uống 2 lần/ngày. Công dụng: Điều hòa kinh nguyệt, giảm đau bụng kinh; Hỗ trợ phụ nữ sau sinh phục hồi sức khỏe.

Thuốc ngâm rượu bổ huyết, mạnh xương khớp: Kê huyết đằng 500g, Đỗ trọng 300g, Thổ phục linh 300g, Ngưu tất 300g, Rượu trắng 5 lít. 

Cách làm: Các dược liệu thái nhỏ, rửa sạch, sao vàng; Ngâm với rượu trong 30 ngày là dùng được. Liều dùng: Uống 20-30ml mỗi lần, ngày 1-2 lần. Công dụng: Bổ huyết, mạnh gân cốt; Giảm đau nhức, hỗ trợ người bị suy nhược cơ thể.

Chữa suy nhược cơ thể: Kê huyết đằng 15g, Hoàng kỳ 12g, Nhân sâm (hoặc Đảng sâm) 10g, Kỷ tử 16g, Táo tàu 10 quả. Cách dùng: Sắc uống mỗi ngày 1 thang. Công dụng: Bổ khí huyết, tăng cường sức khỏe; Hỗ trợ hồi phục sau ốm, bệnh nặng.

Chữa di chứng liệt sau đột quỵ: Kê huyết đằng 15g, Hoàng kỳ 12g, Bố chính sâm 20g, Đan sâm: 12g, Xuyên khung: 10g, Cam thảo 4g. Công dụng: Bổ khí huyết, hành khí hoạt huyết, tăng cường sức khỏe; Hỗ trợ hồi phục sau đột quỵ.

Lưu ý khi sử dụng:

• Không tự ý sử dụng quá liều lượng, tránh gây tác dụng phụ như táo bón, khô họng.

• Thận trọng khi dùng cho phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú.

• Người huyết không hư, thiên về huyết ứ, khí trệ không dùng.

Kê huyết đằng vị thuốc quý bổ máu, chữa đau xương khớp nhưng cần sử dụng cho đúng - Ảnh 3.Loại gia vị quen thuộc trong bếp gây tăng nguy cơ tương tác thuốc

Gia vị này có mặt ở nhà bếp của nhiều gia đình có thể gây ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ thuốc của người dùng.

Đọc tiếp Về trang Chủ đề