
PGS.TS Ngô Trí Long - Ảnh: T.NGỌC
Diễn đàn do Hội Dầu khí Việt Nam phối hợp cùng Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) tổ chức.
Cần nguồn vốn khổng lồ 135 tỉ USD cho đầu tư năng lượng
Nhìn nhận từ góc độ tái cấu trúc và khơi thông nguồn vốn, PGS.TS Ngô Trí Long - chuyên gia kinh tế - chỉ ra thách thức trong thực hiện chuyển dịch
Diễn đàn Dầu khí và năng lượng thường niên 2025 - Ảnh: T.NGOC
Đề xuất thí điểm mô hình ngân hàng năng lượng quốc gia
Ông Nguyễn Trung Khương - đại diện Ban chiến lược Petrovietnam - cho rằng có nhiều cơ hội mở ra với tập đoàn khi thực hiện chuyển dịch năng lượng. Đó là nhu cầu năng lượng trong nước tiếp tục tăng mạnh mẽ, đặc biệt khi đặt mục tiêu tăng trưởng cao trong giai đoạn tới. Xu thế chuyển đổi sang năng lượng carbon thấp, cùng việc phát huy vai trò của khí tự nhiên và LNG, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0...
Tuy vậy, thách thức đặt ra với tập đoàn này là sự suy giảm vai trò truyền thống của dầu thô và khí tự nhiên khiến tập đoàn này phải tìm các động lực tăng trưởng mới. Nguy cơ về “tài sản mắc kẹt” đối với các dự án dầu khí, sức ép giảm phát thải, thu xếp vốn đầu tư khổng lồ trong khi khung pháp lý chậm thích ứng...
Do đó ông Khương cho rằng cần hoàn thiện thể chế, chính sách phân định rõ chức năng quản lý nhà nước đối với hoạt động dầu khí. Thể chế hóa kết luận 76 và nghị quyết 41 của Bộ Chính trị về chiến lược phát triển ngành dầu khí, tạo hành lang pháp lý thông suốt, phân cấp, phân quyền rõ ràng, cụ thể.
Ban hành khung pháp lý cho năng lượng mới như điện gió ngoài khơi, hydrogen, điện hạt nhân và các hoạt động chuyển đổi xanh; đẩy nhanh các cơ chế thử nghiệm đặc thù cho lĩnh vực năng lượng mới, cũng như có cơ chế cho Petrovietnam làm đầu mối trung tâm công nghiệp năng lượng quốc gia.
PGS.TS Ngô Trí Long cho rằng cần tái định vị Petrovietnam là nhà đầu tư năng lượng toàn diện, có chiến lược tài chính dài hạn là công cụ dẫn dắt vốn thị trường. Tiến tới thành lập Quỹ đầu tư chuyển dịch năng lượng Petrovietnam để tạo nền tảng tài chính dài hạn cho tương lai xanh; thí điểm mô hình ngân hàng năng lượng quốc gia. Tiến tới hoàn thiện thể chế chính sách trong chuyển dịch năng lượng.
Ông Nguyễn Đức Hiển, phó trưởng Ban Chính sách, chiến lược Trung ương, cho rằng việc đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia để duy trì tăng trưởng cao, song phải có mức giá hợp lý, phù hợp với mức sống người dân, vừa thúc đẩy chuyển dịch năng lượng là những yêu cầu đặt ra.
Do đó việc thể chế hóa các chính sách về năng lượng để triển khai thực tiễn là rất cần thiết để thực hiện chuyển dịch năng lượng với giá hợp lý. Tới đây, nghị quyết về chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Bộ Chính trị sẽ được thay thế nhằm phù hợp với yêu cầu tình hình mới trong nước và thế giới.
