
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội Phan Văn Mãi - Ảnh: Q.P.
Chiều 22-5, đại biểu
Đại biểu Nguyễn Minh Đức (TP.HCM) - Ảnh: Q.P.
Ở góc độ đối tượng thụ hưởng chính sách, đại biểu Nguyễn Minh Đức (TP.HCM) cho hay dự thảo nghị quyết về miễn, hỗ trợ học phí nêu ngân sách nhà nước sẽ hỗ trợ học phí đối với cả trẻ em mầm non, học sinh phổ thông, người học chương trình giáo dục phổ thông tại cơ sở giáo dục dân lập, tư thục.
Như vậy về nguyên tắc tất cả các gia đình có con em trong đối tượng thụ hưởng dù học trường công lập hay dân lập, tư thục đều được hưởng chính sách.
Tuy nhiên ông Đức đặt vấn đề hiện nay nhiều gia đình có điều kiện kinh tế khá giả sẵn sàng đóng nhiều tiền cho con em học ở các trường dân lập, tư thục. Mức miễn, giảm học phí chung sẽ ít ảnh hưởng đến những gia đình này. Phụ huynh cũng có thể tự nguyện không nhận hỗ trợ.
Chính vì vậy đại biểu đề nghị nghị quyết thiết kế chính sách thể hiện Nhà nước công bằng trong thực hiện chính sách miễn, giảm học phí. Đồng thời có quy định tạo điều kiện, ghi nhận để các phụ huynh thuộc gia đình có điều kiện được từ chối nhận chính sách miễn, giảm học phí.
"Việc tự nguyện không nhận chính sách sẽ do ông bố, bà mẹ tính toán. Nếu họ có điều kiện, không cần hỗ trợ mà chúng ta cứ lấy ngân sách ra chia đều sẽ không hiệu quả. Trong khi khoản tiền từ chối đó có thể quay trở lại cho ngân sách để chúng ta hỗ trợ những đối tượng khác", ông Đức nêu.
Đồng tình ý kiến trên, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội Phan Văn Mãi cho rằng chính sách miễn, giảm học phí đưa ra phải bao quát tất cả các đối tượng, tuy nhiên xã hội mỗi người có thu nhập khác nhau. Trong đó có người thu nhập cao, việc hỗ trợ mấy trăm nghìn đồng/tháng không nhiều so với điều kiện gia đình phụ huynh.
Ông Mãi nêu kinh nghiệm của TP.HCM khi thực hiện chính sách hỗ trợ người dân ảnh hưởng COVID-19, nhiều người dân tự nguyện không nhận hỗ trợ. Từ đó, theo ông Mãi, nghị quyết cần bổ sung cơ chế ghi nhận và cho phép người nhận lựa chọn nhận hay không nhận chính sách.
"Đây là ý rất hay, đề nghị ghi nhận để cơ quan soạn thảo có thêm cơ chế đó", ông Mãi nói.
Về nghị quyết phổ cập giáo dục mầm non, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội Phan Văn Mãi nhìn nhận rất có ý nghĩa, nếu xem xét ở góc độ đầu tư giáo dục là đầu tư quan trọng nhất cho sự phát triển.
Theo ông Mãi, nghị quyết có giao Chính phủ ban hành cơ chế, chính sách để thực hiện nghị quyết. Ông đề nghị đề án này cần nghiên cứu để trở thành tổng thể chương trình giáo dục mầm non.
Theo đó, không chỉ dừng lại ở việc học, đề án xây dựng để thật sự trẻ em được tiếp cận sớm giáo dục và chăm lo dinh dưỡng để phát triển toàn diện khả năng của trẻ.
"Chương trình giáo dục mầm non này sẽ tạo điều kiện để các em được chăm sóc bằng chế độ dinh dưỡng đầy đủ, hỗ trợ phát triển, kích thích não bộ; từ đó tạo ra thế hệ công dân có thể chất phát triển, nguồn nhân lực lao động tốt", ông Mãi nêu thêm.
Ông Mãi cũng đề nghị ngoài nguồn lực ngân sách, cần có cơ chế mở và đủ hấp dẫn để thu hút, khuyến khích xã hội hóa phát triển hệ thống giáo dục mầm non.
Trong đó có thể có những cơ chế miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp hay mạnh dạn giao cơ sở giáo dục (Nhà nước xây) không thu tiền hoặc thu tượng trưng, hoặc miễn thuế cho các cơ sở mầm non tư nhân vào.
Thăm dò ý kiến
Đại biểu Quốc hội đề nghị cần có cơ chế cho phép phụ huynh tự nguyện không nhận chính sách hỗ trợ, miễn học phí. Theo bạn:Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.
Miễn là miễn hết, phụ huynh có điều kiện có thể đóng góp cách khác
Nên bổ sung cơ chế cho phép người nhận lựa chọn nhận hay không nhận chính sách
Ý kiến khác
