Ngày 22/5,
Lực lượng QLTT Hà Nội kiểm tra, xử lý các cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng.
Ông Trịnh Quang Đức, Chi Cục trưởng Chi cục QLTT Hà Nội cho rằng, QLTT chỉ được kiểm tra, kiểm soát nhóm hàng dược phẩm, thuốc cổ truyền, TPCN, mỹ phẩm…khi phát hiện dấu hiệu vi phạm. Còn kiểm tra định kỳ hay hậu kiểm là do cơ quan y tế thực hiện. Bên cạnh đó, một bộ phận người dân có tâm lý chấp nhận mua hàng nhái vì giá rẻ, gây khó khăn cho công tác ngăn chặn.
Gắn trách nhiệm các sàn thương mại điện tử
Theo ông Đức, thời gian tới lực lượng QLTT chủ động phối hợp kiểm tra, kiểm soát nhằm ngăn chặn buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Lực lượng QLTT gắn trách nhiệm người đứng đầu với đơn vị, địa phương để xảy ra các vụ việc buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
Ông Đức cũng đề nghị gắn trách nhiệm các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Tiktok, Facebook, Zalo. Trong đó, các sàn thương mại điện tử cần cam kết, có cơ chế phối hợp không để xảy ra tình trạng kinh doanh, chào bán hàng giả, hàng cấm, hàng không rõ nguồn gốc.
![]() |
Lực lượng QLTT Hà Nội kiểm tra, xử lý các cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng. |
Phát biểu kết luận hội nghị, ông Nguyễn Mạnh Quyền, Trưởng ban chỉ đạo 389 TP. Hà Nội, Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội yêu cầu, các sở, ngành liên quan hoàn thiện đầy đủ các cơ chế, chính sách; chủ động kiểm tra, kiểm soát, xử lý qua đó hạn chế tối đa các vụ buôn lậu, sản xuất tiêu thụ hàng giả.
Đồng thời, công khai những đối tượng vi phạm, tổ chức đường dây nóng để tiếp nhận và xử lý kịp thời các tin báo về buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
Phó Chủ tịch Nguyễn Mạnh Quyền cũng yêu cầu các Sở, ngành liên quan sớm ban hành kế hoạch kiểm tra cao điểm hàng giả, hàng lậu, trong đó chú trọng đến lĩnh vực thương mại điện tử. Đồng thời, triển khai thực hiện Công điện, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về mở đợt cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.