
Thị trường chứng khoán Việt Nam đã có một tuần giao dịch tích cực khi VN-Index ghi nhận 4 phiên tăng và 1 phiên giảm, chốt tuần ở mức 1.296,75 điểm - Ảnh: QUANG ĐỊNH
Chứng khoán cận kề mốc lịch sử 1.300
Sau nhiều phiên giằng co, biến động trước nỗi lo về chính sách thuế quan từ Mỹ, thị trường Cổ phiếu FPT bị khối ngoại bán ròng mạnh nhất sàn chứng khoán, 'hở room' lớn nhất nhiều nămĐộng thái đáng chú ý từ khối ngoại với chứng khoán Việt ngay đầu năm
"Thị trường có thể xuất hiện các nhịp rung lắc tại vùng này khi một bộ phận nhà đầu tư hiện thực hóa lợi nhuận. Tuy vậy, xác suất thị trường vượt 1.300 điểm đã tăng lên đáng kể", ông Hinh nói.
Dù chỉ số đồng USD suy yếu đi khi ông Trump xác nhận sẽ không áp thuế quan ngay lập tức, song lâu dài hơn, bà Trần Thị Khánh Hiền - giám đốc phân tích Chứng khoán MB (MBS) vẫn lo dư địa chính sách tiền của Việt Nam sẽ bị hạn chế hơn so với dự kiến dưới áp lực của đồng USD và rủi ro khi Mỹ tiếp tục thực hiện các cuộc điều tra về thao túng tiền tệ.
Trong kịch bản đó, chuyên gia MBS khuyến nghị Ngân hàng Nhà nước có thể áp dụng lập trường chính sách tiền tệ thận trọng hơn để kiểm soát sự ổn định của tỉ giá. Đồng nghĩa với việc dư địa nới lỏng chính sách tiền tệ sẽ bị hạn chế.
"Chúng tôi không kỳ vọng sẽ có bất kỳ đợt cắt giảm lãi suất chính sách nào trong năm 2025. Thách thức vẫn còn khi cuộc chiến thương mại được dự báo sẽ hỗ trợ cho đồng USD thời gian tới", chuyên gia MBS nói thêm.
Thương chiến là rủi ro cần quan sát kỹ năm 2025
Bà Bùi Thị Quỳnh Nga - chuyên gia phân tích cao cấp Chứng khoán Phú Hưng (PHS) - cho biết ngay sau khi ông Trump quay trở lại Nhà Trắng, các doanh nghiệp Việt tỏ ra thận trọng hơn trước những thay đổi tiềm tàng trong chính sách thuế quan.
Việt Nam vừa có tháng thứ hai liên tiếp chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) giảm xuống mức 50, và chỉ đứng thứ 5/7 trong khu vực ASEAN, cho thấy Việt Nam đang gặp nhiều thách thức so với các quốc gia khác trong khu vực.
Tuy nhiên theo bà Nga, đến hiện tại chưa có dấu hiệu nào cho thấy Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp bởi các chính sách thuế quan mới của Mỹ.
Một số bên liên quan cũng cho rằng Mỹ vẫn muốn duy trì mối quan hệ song phương, quan hệ hợp tác kinh tế thương mại với Việt Nam theo hướng tích cực, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất và chuỗi cung ứng toàn cầu.
Trong diễn biến có liên quan, hôm 10-2, ông Trump áp mức thuế 25% lên tất cả hàng hóa sắt thép và nhôm nhập khẩu vào Mỹ.
"Mổ xẻ" thêm, bà Nga cho biết Việt Nam và các quốc gia đã bị áp thuế thép 25% từ năm 2018 vẫn tiếp tục duy trì mức thuế này. Điều này tạo ra sân chơi công bằng hơn cho doanh nghiệp Việt, khi các nước từng hưởng ưu đãi giờ đây cũng chịu chung mức thuế.
Rào cản thương mại này cũng kéo theo nhiều hệ lụy. Bởi việc xuất khẩu vào Mỹ gặp khó khăn khiến chuỗi cung ứng toàn cầu bị xáo trộn.
"Thép và nhôm từ các quốc gia không thể vào Mỹ có thể tìm đường sang các thị trường khác, trong đó có Việt Nam, làm gia tăng áp lực cạnh tranh nội địa", bà Nga dự báo.
Chuyên gia phân tích Chứng khoán ACB (ACBS) cho rằng Việt Nam sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp do thương chiến, nhưng kỳ vọng ảnh hưởng không quá nghiêm trọng nhờ vào chính sách đối ngoại hiện hữu của Chính phủ cũng như đặc thù vị trí địa lý của Việt Nam.
Do đó ACBS vẫn lạc quan cho rằng Việt Nam vẫn sẽ duy trì được đà tăng trưởng tốt trong năm 2025. Dù vậy thương chiến vẫn là một rủi ro cần quan sát kỹ trong năm 2025.
Bởi trong trường hợp thương chiến diễn biến tiêu cực hơn kỳ vọng, điều này có thể ảnh hưởng đến sự tăng trưởng kinh tế của Việt Nam cũng như thị trường chứng khoán.
