Xưởng đóng
Ông Phạm Nhứt, chủ cơ sở cho hay, đóng ghe đua là nghề truyền thống nhiều đời của gia đình. Ông là đời thứ 4 và đến nay truyền nghề thành công cho 2 người con trai là Phạm Phú Phước và Phạm Viết Thư.
![]() ![]() ![]() |
Vật liệu chính tạo nên chiếc ghe đua là gỗ và nhôm. Các công đoạn đều phải kì công, tỉ mỉ. |
![]() ![]() |
Gỗ phải là gỗ kiền kiền, được chọn lọc nguyên khối, không mắt sẹo mới đảm bảo. |
![]() |
Không như những chiếc thuyền bình thường, ngoài an toàn, chiếc ghe đua phải chú trọng cả tiêu chí về tốc độ. Người làm phải tính toán làm sao để ghe có thể đạt tốc độ nhanh nhất, chiếc ghe đua vừa phải chắc, vừa phải nhẹ. |
![]() |
Trên mỗi chiếc ghe đều có mật hiệu, nhìn vào biết xuất xứ ghe của cơ sở nào đóng. |
![]() |
Cơ sở của ông Nhứt nhận đóng ghe đua đủ loại, từ ghe cho 6 người đua đến ghe 8 người, 13 người, 17 người, 25 người tương ứng với độ dài rộng khác nhau. Mỗi chiếc ghe bán với giá từ 45 triệu đồng/ chiếc đến 127 triệu đồng/ chiếc. |
Làm nên những chiếc ghe đua đòi hỏi người thợ phải tỉ mẩn, tính toán từng li từng tí bởi chỉ lệch đi một chút thì ảnh hưởng đến chất lượng của cả chiếc ghe. Những kiến thức không có từ sách vở mà đúc rút từ thực tế làm nghề nhiều đời, nhiều năm truyền lại.
Ông Nhứt cho hay, mỗi cơ sở đóng ghe đua sẽ có mật hiệu để nhận diện.
Gần 60 năm làm nghề, nay bước sang tuổi 75 ông truyền nghề cho 2 người con trai nhưng vẫn luôn theo sát, truyền kinh nghiệm cho con.
Anh Phạm Phú Phước, cho biết bản thân mê làm ghe từ bé nhưng phải mất hơn 10 năm mới học nên nghề. Đến nay, anh Phước và em trai Phạm Viết Thư đã có thể kế nghiệp cha, hoàn thiện công đoạn của một chiếc ghe đua.
Anh nói, công việc này làm quanh năm, cho thu nhập cao nhưng không phải ai cũng học được và làm được. Hai anh em "con nhà nòi" nhưng cũng phải mất cả chục năm mới thạo nghề.
![]() ![]() ![]() |
Để hoàn thiện chiếc ghe người thợ phải mất từ 15 - 45 ngày miệt mài. |
![]() |
Đua ghe trở thành lễ hội, nét văn hóa đặc sắc của người dân miền Trung dịp đầu năm hoặc các ngày lễ lớn. |
Mỗi năm cơ sở anh đóng từ 15 – 20 ghe đua, công việc đều đặn quanh năm. Hiện, ghe đua do cơ sở đóng có mặt nhiều tỉnh miền Trung. Những dịp đầu năm hay ngày lễ lớn, lễ hội đua ghe trở thành nét văn hóa của người dân miền Trung.
