Chất núi đồ trong nhà, cẩn thận chứng rối loạn tích trữ

Việc tích trữ đồ đạc có thể bắt nguồn từ bản năng sinh tồn, nhưng khi trở thành hành vi cưỡng chế, đây có thể là dấu hiệu của 'rối loạn tích trữ' - một dạng bệnh lý tâm thần cần được quan tâm đúng cách.
thói quen tích trữ - Ảnh 1.

Tâm lý "giữ lại vì kiểu gì cũng có lúc dùng đến" thoạt nhìn có vẻ bình thường, nhưng thực chất có thể là dấu hiệu của một rối loạn tâm lý ngày càng phổ biến - Ảnh: The Paper

Quần áo cũ rách không nỡ vứt, thùng giấy từ năm ngoái chất thành núi, đồ ăn vặt sắp hết hạn nhưng vẫn chưa mở ra... Bạn có từng thấy những hành vi này ở chính mình hoặc người thân không?

Tâm lý "giữ lại vì kiểu gì cũng có lúc dùng đến" thoạt nhìn có vẻ bình thường. Nhưng thực chất đây có thể là dấu hiệu của một rối loạn tâm lý ngày càng phổ biến.

Bản năng sinh tồn hay bệnh lý?

Theo bài báo phân tích về vấn đề này trên trang The Paper, việc tích trữ vốn là bản năng sinh tồn của sinh vật. Kiến tích trữ thức ăn, sóc tích trữ lương thực - tất cả đều nhằm sinh tồn và sinh sản tốt hơn. Loài người cũng không ngoại lệ: trẻ em liên tục mua đồ chơi mà không để ý liệu trong nhà có đủ chỗ hay không, người lớn vẫn tiếp tục mua quần áo dù tủ đã đầy tràn.

Cần kiệm, tiết kiệm là điều đáng khuyến khích, hoài niệm vừa phải cũng có thể hiểu được. Nhưng khi việc tích trữ trở thành một sự mê đắm và xuất hiện hành vi bất thường, nó có thể ảnh hưởng đến đời sống thường nhật, thậm chí phát triển thành bệnh lý tâm thần.

Trong y học lâm sàng, tình trạng này được gọi là "rối loạn tích trữ" hoặc "rối loạn ám ảnh tích trữ" - một cách hình tượng còn gọi là "hội chứng sóc" (loài vật hay tích trữ thức ăn).

Từ việc "thích mua đồ" đến "rối loạn tích trữ" là một quá trình tiến triển chậm rãi. Nghiên cứu cho thấy: trong mỗi 100 người trưởng thành, có khoảng 2 đến 6 người mắc "rối loạn tích trữ", và tình trạng này thường trở nên nghiêm trọng hơn theo độ tuổi.

Đáng chú ý, hơn 70% người trưởng thành có hành vi tích trữ thừa nhận rằng thói quen này đã bắt đầu trước tuổi 20, với độ tuổi xuất hiện trung bình thậm chí còn từ 12 tuổi.

thói quen tích trữ - Ảnh 2.

Đối với những món đồ đã tích trữ, hãy học cách sắp xếp và cất giữ, phân loại theo mức độ quan trọng và từng bước xử lý những món không cần thiết - Ảnh: The Paper

4 tiêu chí chẩn đoán tối loạn tích trữ

Làm sao để phân biệt giữa sở thích mua sắm đơn thuần và rối loạn tích trữ? Các tiêu chuẩn chẩn đoán chính bao gồm:

Liên tục tích trữ đồ vật, bất kể chúng có hữu dụng hay giá trị bao nhiêu.

Cảm thấy cực kỳ lo âu hoặc đau khổ khi phải vứt bỏ bất kỳ món đồ tích trữ nào.

Hành vi tích trữ đã ảnh hưởng đến cuộc sống bình thường, gây ra tình trạng chật chội và lộn xộn.

Hành vi tích trữ đã ảnh hưởng đến các mối quan hệ xã hội, gây ra xung đột và tranh cãi.

Hành vi tích trữ không phải do các bệnh lý khác gây ra (như tổn thương não hoặc Chất núi đồ trong nhà, cẩn thận chứng rối loạn tích trữ - Ảnh 3.

Rối loạn tích trữ phổ biến hơn ở những người sống một mình, người độc thân và người cao tuổi - Ảnh: The Paper

Dấu hiệu cảnh báo chứng rối loạn tích trữ

Nếu phát hiện người già trong nhà bắt đầu tích trữ đồ vật vô dụng, cần lưu ý kiểm tra các bệnh như Alzheimer. Việc tích trữ không chỉ lãng phí tiền bạc mà còn có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính, nhiễm vi khuẩn gây bệnh và té ngã gãy xương.

Các chuyên gia khuyến nghị cả người trẻ lẫn người già nên thường xuyên ra ngoài đi dạo, hóng gió, trò chuyện nhiều với người thân, và mở rộng "cánh cửa tâm hồn".

Đối với những món đồ đã tích trữ, hãy học cách sắp xếp và cất giữ, phân loại theo mức độ quan trọng và từng bước xử lý những món không cần thiết.

Dĩ nhiên nếu thật sự khó thay đổi, nên đến các cơ sở y tế chuyên nghiệp để đánh giá mức độ nghiêm trọng của triệu chứng và tiếp nhận điều trị tâm lý, hoặc dùng thuốc khi cần thiết, nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống. 

Những người mắc rối loạn tích trữ cần sự thấu hiểu và giúp đỡ chuyên môn từ chúng ta, chứ không phải những lời chỉ trích đơn giản.

'Hội chứng sóc' - tín hiệu cần chú ý từ thói quen tích trữ - Ảnh 4.Thói quen tiết kiệm, sạch sẽ dễ gây bệnh người Việt thường mắc mà không biết

Ngoài yếu tố di truyền thì ung thư và bệnh tật còn có thể bắt nguồn từ lối sống, thói quen sinh hoạt, môi trường sống. Người Việt có rất nhiều thói quen sinh hoạt tưởng tốt nhưng thực chất lại đang gieo rắc mầm mống bệnh tật mà bạn không hề biết.

Đọc tiếp Về trang Chủ đề