
Nghiên cứu mới cảnh báo hóa chất trong đồ nhựa gia dụng có liên quan tới hàng trăm nghìn ca tử vong do bệnh tim mạch trên toàn cầu - Ảnh minh họa: vertigodetective.com
Một nghiên cứu mới công bố từ các nhà khoa học tại NYU Langone Health (Mỹ) đang gióng lên hồi chuông cảnh báo về mối liên hệ đáng lo ngại giữa hóa chất trong đồ Dân Indonesia, Malaysia, Philippines và Việt Nam 'ăn' nhiều hạt vi nhựa nhất thế giớiĐỌC NGAY
Nhiều nghiên cứu trước đây đã chỉ ra mối liên kết giữa phơi nhiễm phthalate với các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác như béo phì, tiểu đường, các vấn đề sinh sản và ung thư. Riêng với bệnh tim, DEHP được cho là có khả năng kích hoạt phản ứng viêm mạn tính trong các động mạch tim, lâu dần dẫn đến tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ.
Điều đáng chú ý là gánh nặng tử vong dường như không phân bổ đồng đều. Nghiên cứu chỉ ra rằng khoảng 75% số ca tử vong tim mạch liên quan đến DEHP tập trung tại các khu vực Trung Đông, Nam Á, Đông Á và Thái Bình Dương, với Ấn Độ, Trung Quốc và Indonesia đứng đầu danh sách.
Các nhà khoa học lý giải rằng sự bùng nổ công nghiệp sản xuất nhựa cùng với các quy định quản lý còn hạn chế ở những khu vực này có thể là nguyên nhân dẫn đến mức độ phơi nhiễm cao hơn.
Nghiên cứu này được xem là ước tính toàn cầu đầu tiên về tác động của DEHP lên tỉ lệ tử vong do tim mạch, bổ sung vào nghiên cứu trước đó của cùng nhóm tác giả đã liên kết phthalate với hơn 50.000 ca tử vong sớm mỗi năm tại Mỹ. Gánh nặng kinh tế từ những ca tử vong liên quan đến DEHP trên toàn cầu được ước tính lên đến hàng trăm tỉ USD.
Tiến sĩ Leonardo Trasande, tác giả cao cấp của nghiên cứu, nhấn mạnh sự cần thiết phải có các quy định chặt chẽ hơn trên phạm vi toàn cầu để giảm thiểu phơi nhiễm hóa chất độc hại này.
Ông cũng thận trọng lưu ý rằng nghiên cứu này chỉ ra mối tương quan chứ chưa khẳng định quan hệ nhân quả trực tiếp, và con số tử vong thực tế liên quan đến tất cả các loại phthalate và mọi nhóm tuổi có thể còn cao hơn đáng kể. Các nghiên cứu tiếp theo sẽ tập trung theo dõi hiệu quả của việc giảm phơi nhiễm và đánh giá tác động của phthalate lên các vấn đề sức khỏe khác.
Phát hiện vi nhựa tồn tại ở mọi độ sâu trong đại dương
Một nhóm nghiên cứu quốc tế bao gồm Cơ quan khoa học và công nghệ Biển - Trái đất của Nhật Bản (JAMSTEC) phát hiện các hạt vi nhựa trôi nổi trong đại dương phân bố sâu rộng, từ gần bề mặt biển đến biển sâu.
Dữ liệu thu thập từ khoảng 1.900 địa điểm trên khắp thế giới trong giai đoạn 2014 - 2024 bao gồm các vùng biển như Bắc Đại Tây Dương, Bắc Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.
Kết quả cho thấy nồng độ vi nhựa ở vùng cửa sông, ven biển cao hơn rất nhiều so với vùng xa bờ, với nồng độ trung bình cao hơn 30 lần so với ngoài khơi. Người ta cho rằng thực vật phù du và sinh vật khác bám vào vi nhựa rồi chìm xuống, khiến chúng lưu lại lâu ở vùng ven biển.
Nhóm nghiên cứu cũng phát hiện mối liên hệ giữa độ sâu và kích thước vi nhựa. Họ thấy những hạt tương đối nhỏ, kích cỡ 1-100µm (micromet), phân bố rộng và trôi nổi trong nước lâu hơn, từ mặt biển đến độ sâu khoảng 5.000m. Trong khi đó, các hạt lớn hơn từ 100µm đến 5mm chủ yếu chỉ gần mặt biển hoặc chìm xuống đáy biển.
Ông Xie Zhao, phó giám đốc Trung tâm nghiên cứu tác động môi trường sinh vật biển của JAMSTEC, nhận định rằng đại dương đang trở thành một kho chứa vi nhựa khổng lồ. Tuy nhiên, do phương pháp phân tích vi nhựa khác nhau giữa các nhà nghiên cứu nên việc nắm bắt chính xác thực trạng vẫn còn khó khăn. Nhóm nghiên cứu đặt mục tiêu xây dựng phương pháp khảo sát tiêu chuẩn trong thời gian tới để cải thiện độ chính xác.
Việc vi nhựa tồn tại ở mọi độ sâu đại dương và được sinh vật biển hấp thụ tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái biển.
