Bệnh gặp nhiều nhất ở trẻ em và thanh thiếu niên từ 5 - 20 tuổi, tần suất cao nhất là 13 tuổi.
Bệnh gặp nhiều nhất ở trẻ em và thanh thiếu niên từ 5 - 20 tuổi, tần suất cao nhất là 13 tuổi. Viêm kết mạc mùa xuân hiếm khi xảy ra ở người lớn vì bệnh nhân thường tự khỏi bệnh khi bắt đầu dậy thì. Tuỳ thuộc vào từng cơ địa mà mỗi người chịu sự tác động của các dị ứng nguyên khác nhau.
Nguy hiểm nếu tự ý dùng thuốc
Để điều trị được bệnh viêm kết mạc mùa xuân, cũng giống như các bệnh dị ứng khác, cần phải tìm ra dị nguyên gây ra dị ứng. Nếu tìm được dị nguyên và tránh tiếp xúc với dị nguyên thì bệnh sẽ không tái phát. Thông thường, bác sĩ khám và chỉ định dùng thuốc chống dị ứng, thuốc chống viêm…
Một thực tế đáng lo ngại hiện nay là thói quen tự dùng thuốc của người bệnh. Khi bị viêm kết mạc mùa xuân, nếu bệnh nhân tự mua các thuốc chống viêm và sử dụng kéo dài không có sự chỉ dẫn của bác sĩ, sẽ rất nguy hiểm khi trong số các thuốc chống viêm đó là các chế phẩm có corticosteroid và người bệnh khó tránh khỏi tác dụng phụ như tăng nhãn áp, đục thể thủy tinh,… Hậu quả nặng nề nhất có thể gây mù mắt.
Viêm kết mạc mùa xuân là căn bệnh hay tái phát. Vì thế, một trong những sai lầm phổ biến khác là nhiều bệnh nhân đã tự ý dùng lại đơn thuốc cũ. Kể cả đó là đơn thuốc do bác sĩ chuyên khoa chỉ định thì đây cũng là hành động bất cẩn, có thể gây nguy hiểm cho đôi mắt của bệnh nhân.
Viêm kết mạc mùa xuân có thể phòng tránh được không?
Điều này phụ thuộc trước hết vào ý thức của chính bệnh nhân. Bởi hơn ai hết, sau một lần bị mắc bệnh, chính bệnh nhân sẽ là người biết được mình cần tránh tiếp xúc với dị nguyên nào. Nếu như dị ứng với phấn hoa, bụi thì cần phải đeo kính mắt, đeo khẩu trang; không nên trồng, cắm hoa quanh nhà… Khi bị bụi, phấn hoa bay vào mắt, phải dùng thuốc chống dị ứng nhỏ vào mắt rửa sạch các dị nguyên này. Đặc biệt, phải kiềm chế không dụi mắt khi ngứa. Cách xử lý đúng là đắp gạc lạnh hay nước đá cho bớt ngứa, nhỏ các thuốc rửa mắt thông thường cho trôi hết các phấn hoa hay bụi bám vào mắt, tránh dụi mắt... Một thói quen tốt ai cũng cần tự xây dựng, đặc biệt những người có cơ địa dị ứng, là nên rửa sạch mặt và vệ sinh mắt bằng cách nhỏ nước muối sinh lý 0,9% sau mỗi lần đi ngoài đường về. Nên đeo kính khi đi đường để hạn chế bụi bay vào mắt. Tập thể dục thường xuyên để nâng cao sức đề kháng của cơ thể.