
Học sinh tại Hà Nội tham dự Ngày hội tuyển sinh khối các ngành khoa học công nghệ - Ảnh: NGUYÊN BẢO
Đó là băn khoăn của học sinh gửi đến đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo về chuẩn đầu vào ngành vi mạch bán dẫn, tại Ngày hội tuyển sinh khối các ngành
Ông Nguyễn Anh Dũng - phó vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học - trao đổi với học sinh về chuẩn đầu vào ngành vi mạch bán dẫn - Ảnh: NGUYÊN BẢO
Theo ông, chuẩn chương trình đào tạo về vi mạch bán dẫn chỉ áp dụng với các trường tham gia vào đề án Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn theo quyết định 1017 của Thủ tướng Chính phủ. Với những trường không tham gia, không bắt buộc theo chuẩn trên, có thể tuyển đầu vào khác quy định này.
GS.TS Đinh Thị Mai Thanh - hiệu trưởng Trường đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội - cho biết vi mạch bán dẫn có 3 công đoạn thiết kế, chế tạo và đóng gói. Trong công đoạn đầu tiên, toán sẽ là cơ sở.
Theo bà Thanh, hiện nhiều người học công nghệ thông tin cũng đã đăng ký vào ngành vi mạch bán dẫn để học thiết kế. "Bên cạnh toán, mấu chốt thứ hai của ngành vi mạch bán dẫn là vật lý. Học sinh cần trang bị tốt kiến thức vật lý để phát huy tốt trong ngành học", bà Thanh nói.
Tháng 9-2024, Chính phủ thông qua chương trình Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, định hướng đến năm 2050, trong đó đặt mục tiêu đến năm 2030, các cơ sở đào tạo được ít nhất 50.000 nhân lực có trình độ đại học trở lên.
Dự kiến có 18 cơ sở giáo dục đại học công lập được ưu tiên xem xét đầu tư phòng thí nghiệm bán dẫn cấp cơ sở phục vụ đào tạo nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn.
Danh sách cụ thể như sau:

