Bác sĩ kể chuyện đáng buồn khi khám cho người bệnh mạn tính

Nhiều người đến khám bệnh "tay không bắt giặc", bỏ quên thuốc men và đơn thuốc đang dùng.
Bác sĩ kể chuyện đáng buồn khi khám cho người bệnh mạn tính - Ảnh 1.

Người bệnh huyết áp, tim mạch... đi khám bệnh cần mang theo đơn thuốc và thuốc đang dùng - Ảnh minh họa: DUYÊN PHAN

Theo bác sĩ Nguyễn Văn Thanh - bộ môn nội tổng hợp, TrườngNgười bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường, tim mạch cần mang gì khi khám bệnh? - Ảnh 2.Có nên dùng lại đơn thuốc cũ cho trẻ hay không?ĐỌC NGAY

Ví dụ đối với thuốc hạ áp nhóm chẹn kênh calci hay gây phù. Nhiều trường hợp phải chuyển sang nhóm thuốc khác nếu biết nhóm thuốc này là thủ phạm gây phù.

Hay thuốc ức chế men chuyển có thể gây ho khan, tuy không nguy hiểm nhưng có thể gây khó chịu và phải chuyển đổi thuốc.

Nhiều thuốc có thể là thủ phạm gây suy thận cấp như thuốc lợi tiểu, ức chế men chuyển, chẹn thụ thể angiotensin, nên bệnh nhân có suy thận cấp thường phải tạm thời dừng các nhóm thuốc này lại.

Hay các loại thuốc hạ huyết áp và đái tháo đường cần phải điều chỉnh liều hoặc tạm thời/dừng vĩnh viễn theo tình trạng chức năng thận.

"Bác sĩ muốn cho thêm thuốc kết hợp nhưng có thể bị trùng lặp nhóm thuốc. Vì vậy, khi đi khám bệnh, người bệnh cần cung cấp cho bác sĩ biết mình đang sử dụng những loại thuốc nào, vì có những thuốc cần phải điều chỉnh lại liều, thậm chí phải dừng lại tùy theo tình trạng bệnh", bác sĩ Thanh khuyến cáo.

Người bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường, tim mạch cần mang gì khi khám bệnh? - Ảnh 3.Bộ Y tế đề xuất quy định mới về kê đơn thuốc: An toàn, hiệu quả, minh bạch

Đơn thuốc và việc kê đơn tới đây sẽ như thế nào? Bác sĩ sẽ không được kê vào đơn thuốc các thuốc, chất không nhằm mục đích phòng bệnh, chữa bệnh. Thời gian qua, nhiều đơn thuốc kê thực phẩm chức năng, không phải là thuốc.


Đọc tiếp Về trang Chủ đề