Nghệ thuật lân sư rồng của người Hoa ở TP.HCM vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Sáng 30-3, Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM tổ chức lễ công bố quyết định đưa nghệ thuật lân sư rồng của người Hoa ở TP.HCM vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
nghệ thuật lân sư rồng - Ảnh 1.

Tiết mục biểu diễn văn nghệ lân sư rồng - Ảnh: HOÀNG LÊ

Trong buổi lễ này, ban tổ chức công bố quyết định xếp hạng 7 di tích lịch sử, văn hóa cấp thành phố.

Đó là: Đình thần Long Bình, Đình thần Long Hòa, Đình thần An Khánh, Trường trung học phổ thông Trưng Vương, Chợ Tân Định, Đền bà Mariamman, kiến trúc nghệ thuật Trường đại học Sài Gòn.

Tôn vinh nghệ thuật lân sư rồng của người Hoa tại TP.HCM

Nghệ thuật lân sư rồng là một hình thức nghệ thuật trình diễn đặc trưng của người Hoa tại TP.HCM, phản ánh hiện thực đời sống của cộng đồng người Hoa.

Ba linh vật lân, sư, rồng mang tính thần thoại, đại diện cho mong ước thịnh vượng, may mắn, xua đuổi điềm xấu, thường được biểu diễn trong các lễ hội, Tết Nguyên đán,

Tiết mục biểu diễn nghệ thuật lân sư rồng sáng 30-3 - Video: HOÀNG LÊ

Tháng 8-2024, UBND TP.HCM gửi văn bản đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xem xét đưa nghệ thuật lân sư rồng TP.HCM vào danh mục Di sản

Trao giấy chứng nhận nghệ thuật lân sư rồng của người Hoa ở TP.HCM vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia - Ảnh: HOÀNG LÊ

nghệ thuật lân sư rồng - Ảnh 3.

Đoàn lân sư rồng Hào Dũng Đường - Ảnh: HỮU HẠNH

200 điểm là di tích lịch sử, văn hóa cấp thành phố

Đến thời điểm này, TP.HCM được UNESCO ghi danh 2 di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại là: ca trù và nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ.

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

5 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia là: Lễ hội Nghinh Ông huyện Cần Giờ, Tết Nguyên tiêu của người Hoa quận 5 TP.HCM, lễ hội Khai hạ - cầu an tại Lăng ông Tả quân Lê Văn Duyệt - quận Bình Thạnh, Vovinam - Việt võ đạo và nghệ thuật lân sư rồng của người Hoa ở TP.HCM.

Ngoài ra còn có các địa điểm được công nhận, xếp hạng là di tích lịch sử - văn hóa cấp thành phố nâng số lên 200.

Trong đó có 2 di tích quốc gia đặc biệt (di tích lịch sử), 58 di tích quốc gia (gồm 2 di tích khảo cổ học, 32 di tích kiến trúc nghệ thuật, 24 di tích lịch sử), 140 di tích cấp thành phố (86 di tích kiến trúc nghệ thuật, 54 di tích lịch sử).

Trong buổi lễ, nhiều khán giả có mặt trước Nhà hát Thành phố bày tỏ sự thích thú khi thưởng thức một số tiết mục biểu diễn nghệ thuật lân sư rồng.

Nghệ thuật lân sư rồng của người Hoa ở TP.HCM vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia - Ảnh 6.Giải lân sư rồng quốc tế quận 5 khai mạc, nhiều màn biểu diễn đầy kỹ thuật và sáng tạo

Giải lân sư rồng quốc tế quận 5 mở rộng diễn ra trong không khí mừng Xuân Ất Tỵ 2025, chào mừng 50 năm ngày đất nước thống nhất (30-4-1975 - 30-4-2025).

Đọc tiếp Về trang Chủ đề