Vườn chuối 50 tỉ của ‘vua chuối’ Út Huy sắp bị thi hành án: Rút kháng nghị có đủ cơ sở?

Luật sư cho rằng các căn cứ rút kháng nghị của Viện kiểm sát cấp cao không xuất phát từ cơ sở pháp lý. Trong khi đó "vua chuối" Út Huy lo lắng khi nhận được thông báo khảo sát thi hành án.
Út Huy - Ảnh 1.

Vườn chuối và hệ thống nhà xưởng của ông Út Huy và những người liên quan nằm trong khu vực dự án Khu liên hợp công nghiệp đô thị dịch vụ Phước Đông - Bời Lời - Ảnh: SƠN LÂM

Không có cơ sở pháp lý để rút kháng nghị

Liên quan đến việc Viện kiểm sát cấp cao tại TP.HCM ra hai quyết định về việc rút kháng nghị vụ tranh chấp yêu cầu đòi tài sản giữa Công ty TNHH một thành viên 30-4 Tây Ninh và ông Võ Quan Huy (thường được gọi là

Vườn chuối ông Út Huy tại thị xã Trảng Bàng, Tây Ninh vẫn đang thu hoạch để xuất khẩu - Ảnh: SƠN LÂM

Ưu tiên phát triển kinh tế cũng không thể xem nhẹ lợi ích của người dân

Theo luật sư Đỗ Ngọc Thanh (Đoàn luật sư TP.HCM), việc ban hành quyết định kháng nghị số 313 ngày 14-11-2023 của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại TP.HCM đối với bản án phúc thẩm của TAND tỉnh Tây Ninh về vụ án giữa Công ty 30-4 Tây Ninh và ông Võ Quan Huy cho thấy chính cơ quan tố tụng này đã nhận định rằng có những dấu hiệu cho thấy bản án có thể rơi vào các trường hợp nêu trên.

Tuy nhiên, điều đáng chú ý hơn là không lâu sau đó, viện kiểm sát lại hai lần rút kháng nghị với lý do liên quan đến tiến độ dự án phát triển kinh tế tại địa phương - một tình tiết khiến giới chuyên môn và dư luận đặc biệt quan tâm về ranh giới giữa quyền lực hành chính và hoạt động tố tụng.

Trong vụ án này, Công ty 30-4 đã khởi kiện với tư cách nguyên đơn yêu cầu các hộ dân trả lại đất và bồi thường thiệt hại.

Tuy nhiên, theo điều 186 và điều 192 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, quyền khởi kiện chỉ được thiết lập khi có căn cứ cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.

Công ty là bên được giao đất theo quyết định hành chính sau khi Nhà nước thu hồi, không phải là người sử dụng đất hợp pháp trước đó, cũng không chứng minh được quyền dân sự đối với đất bị chiếm giữ. Do đó, tư cách nguyên đơn trong vụ án này cần được đánh giá thận trọng.

Điểm đáng lưu ý hơn cả là diễn biến tố tụng sau khi Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại TP.HCM ban hành quyết định kháng nghị giám đốc thẩm số 313. Quyết định này nêu rõ một số sai sót trong quá trình giải quyết vụ án, bao gồm việc chưa xác minh đầy đủ hiện trạng sử dụng đất, chưa làm rõ công sức khai phá, và chưa đủ căn cứ buộc bị đơn bồi thường thiệt hại.

Tuy nhiên, chỉ trong vài tháng sau đó, viện kiểm sát đã hai lần ra quyết định rút toàn bộ kháng nghị với lý do được nêu là nhằm "đảm bảo tiến độ triển khai dự án kinh tế trọng điểm của tỉnh". Đây là một quyết định mang tính tố tụng, thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát theo quy định tại điều 334 và 337 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.

"Theo quan điểm cá nhân tôi, quyết định rút kháng nghị, dù hợp pháp về hình thức, cần được giải thích đầy đủ bằng căn cứ pháp lý để thể hiện sự minh bạch và tính thuyết phục trong hoạt động tố tụng".

Một quyết định rút kháng nghị chỉ thực sự đáng tin khi được thực hiện bằng hệ thống lập luận pháp lý nghiêm túc. Và một hệ thống tư pháp độc lập là điều kiện tiên quyết để bảo vệ sự công bằng kể cả trong những vụ việc tưởng như nhỏ bé, như một vườn chuối bị thu hồi.

Viện kiểm sát tối cao có quyền xem xét quyết định rút kháng nghị

Một nguyên lãnh đạo TAND cấp cao tại TP.HCM cho rằng theo quy định, viện trưởng viện kiểm sát có quyền kháng nghị và có quyền rút kháng nghị.

Nội dung trong quyết định kháng nghị sẽ có những cơ sở để kháng nghị. Tuy nhiên, chưa hẳn kháng nghị nào cũng được hội đồng thẩm phán chấp nhận.

Và tương tự, khi rút kháng nghị cũng sẽ đưa ra cơ sở để rút kháng nghị. Cơ quan cấp trên, trong trường hợp này là Viện kiểm sát nhân dân tối cao sẽ có quyền xem xét quyết định rút kháng nghị này có đúng không.

Trường hợp có ý kiến, kiến nghị của các bên liên quan thì Viện kiểm sát tối cao sẽ xem xét, kiểm tra lại để quyết định chấp nhận rút kháng nghị hay quyết định hủy bỏ việc rút kháng nghị.

Như Tuổi Trẻ Online đã đưa tin, ông Huy và những người liên quan bị Công ty TNHH một thành viên 30-4 Tây Ninh khởi kiện đòi lại số đất mà ông đã ký hợp đồng với Nông trường Bời Lời ở xã Đôn Thuận, thị xã Trảng Bàng từ năm 1992, 1993.

Ông Huy và những người liên quan đề nghị được bồi thường, hỗ trợ tài sản trên đất theo mức giá Nhà nước quy định. Tuy nhiên, tòa án hai cấp tại tỉnh Tây Ninh đều tuyên ông phải tự ý di dời, tháo bỏ.

Đến tháng 11-2023, Viện kiểm sát cấp cao tại TP.HCM ra quyết định kháng nghị giám đốc thẩm vụ án. Tuy nhiên sau đó viện ra hai quyết định rút kháng nghị.

Vụ án vườn chuối ông Út Huy ở Tây Ninh: khảo sát thi hành án vườn chuối gần 50 tỉ trong hợp đồng vùn - Ảnh 3.Vụ án vườn chuối Út Huy ở Tây Ninh: Kháng nghị rồi hai lần rút kháng nghị

Đây là vụ việc hy hữu mà ông Võ Quan Huy (Út Huy), 70 tuổi gặp phải. Trước đó, vụ án được TAND hai cấp tỉnh Tây Ninh xét xử và bị kháng nghị giám đốc thẩm theo hướng hủy án. Tuy nhiên sau đó, cơ quan này bất ngờ rút kháng nghị.

Đọc tiếp Về trang Chủ đề