Chuyển đổi mạnh mẽ trong tư duy
Từ năm 2024, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tuyên bố đây là ngành công nghiệp công nghiệp cần bảo hộ, bên cạnh việc kết hợp các biện pháp quản lý chặt chẽ với mục tiêu cải thiện sức khỏe cộng đồng.
Dữ liệu mới nhất từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) giai đoạn 2017-2023 cho thấy tỷ lệ người Mỹ trưởng thành sử dụng thuốc lá không có sự thay đổi đáng kể. Mặc dù tỷ lệ hút thuốc lá điếu đã giảm, nhưng số người chuyển sang sử dụng các sản phẩm thuốc lá mới, đặc biệt là thuốc lá điện tử (TLĐT), lại tăng lên tương ứng. Điều này cho thấy nhu cầu sử dụng nicotine thực tiễn trong cộng đồng khó giảm. Tuy không thể giảm tổng số người sử dụng nicotine, nhưng đã có thay đổi trong hành vi tiêu dùng, khi người dùng có xu hướng lựa chọn các sản phẩm thuốc lá không đốt cháy, như là một cách tiêu thụ nicotine "sạch" hơn.
Trong quá khứ, Mỹ đã từng cấm thuốc lá điếu nhưng không thành công. Gần đây hơn, Bhutan - quốc gia hãn hữu còn lại từng cấm thuốc lá cho đến khi dịch COVID-2019 khiến Bhutan dỡ bỏ lệnh cấm đến hôm nay. Mặt khác, từ năm 2023 Bhutan đã chính thức hợp pháp hóa thuốc lá mới như là sản phẩm thay thế.
Ở nhiệm kỳ đầu tiên (2016-2020), Tổng thống Trump từng bài xích TLĐT có hương vị, khi tuyên bố sẽ ban hành lệnh cấm đối với loại này. Nhưng đến nhiệm kỳ thứ hai từ năm nay, ông Trump công khai thừa nhận tiềm năng của các nhóm sản phẩm thuốc lá mới như một giải pháp thay thế, vừa giúp các doanh nghiệp Mỹ phát triển, đáp ứng đủ nhu cầu trong nước để ngăn chặn buôn lậu, vừa là cơ hội cải thiện sức khỏe cộng đồng.
Nghi vấn liệu ngành công nghiệp thuốc lá có tác động đến chính phủ
Kể từ khi các sản phẩm thuốc lá mới được phát triển bởi các tập đoàn thuốc lá, nhiều nghi vấn được đặt ra liệu có phải các doanh nghiệp này đang tìm cách “thoát xác” từ thuốc lá truyền thống. Từ hoài nghi này, các nghiên cứu khoa học do ngành công bố đều bị đặt dấu hỏi về tính xác thực.
Thế nhưng, sau hơn 10 năm, ngày càng có nhiều chính phủ các nước đánh giá và tự nghiên cứu để có cùng kết luận tương tự với các doanh nghiệp về bằng chứng khoa học đằng sau các sản phẩm mới. Các chính phủ cũng công nhận, nếu hàm lượng các chất gây hại của thuốc lá mới thấp hơn thuốc lá điếu, đây vẫn là giải pháp phù hợp hơn, dù không phải là tốt nhất, cho người hút thuốc. Hiện các quốc gia cũng tiến hành ghi nhận dữ liệu đời thực để củng cố cho lập luận “liệu các sản phẩm thuốc lá mới có thể hỗ trợ cai thuốc lá hoàn toàn”.
Theo đó, đã có nhiều công bố khoa học cho thấy vai trò hỗ trợ cai thuốc lá truyền thống của thuốc lá mới. Cơ quan Y tế Công cộng Anh PHE (Bộ Y tế Anh) đã khuyến nghị các biện pháp hỗ trợ như tư vấn bác sĩ, điều trị cai thuốc và sử dụng sản phẩm thay thế nicotine (miếng dán, kẹo ngậm) hoặc thuốc lá mới (như TLĐT, TLNN) sẽ có tỷ lệ thành công cao hơn.
Nghiên cứu gần đây trên tạp chí y học uy tín The New England Jounal of Medicine cũng cho kết luận tương tự.
Tại Canana, cùng với sự phổ biến của các sản phẩm TLĐT và việc tăng giá thuốc lá, doanh số thuốc lá điếu giảm khoảng 42% trong giai đoạn từ 2013-2022, từ hơn 31 tỷ điếu xuống còn 18 tỷ điếu, theo số liệu được cung cấp cho Bộ Y tế nước này.
Tương tự, tại Nhật Bản – nước đã cho phép TLNN từ 2014, doanh thu thuốc lá truyền thống đã tụt giảm gần 52% trong giai đoạn từ 2015 - 2023.
Theo thông tin từ Bộ Tài chính Hàn Quốc, tổng số đơn vị gói thuốc lá bán ra trong 2024 là 3,53 tỷ gói, giảm 2,2% so với cùng kỳ năm 2023, đánh dấu một cột mốc giảm liên tục trong 4 năm, kể từ sau khi nước này cho phép TLNN từ 2018.
Mặc dù vậy, việc sử dụng thuốc lá mới vẫn gây ra nhiều tranh cãi trên thế giới. Hiện có hai quan điểm trái ngược về hướng tiếp cận giảm tác hại thuốc lá: một là cai hoàn toàn thuốc lá và nicotine, hai là thay thế thuốc lá truyền thống bằng các sản phẩm nicotine thế hệ mới ít độc hại hơn.
Nhiều chuyên gia cho rằng việc các quốc gia cấm thuốc lá mới có thể giúp các tổ chức chống thuốc lá dễ dàng đạt được mục tiêu theo nghị trình đặt ra, nhưng có thể gây tác động tiêu cực đến công tác quản lý và người hút thuốc. Sự bất bình đẳng trong việc tiếp cận các sản phẩm này đang trở nên nghiêm trọng, khi tại nhiều quốc gia người hút thuốc được chính phủ hỗ trợ chuyển đổi sử dụng, trong khi ở một số nước khác họ phải lén lút mua bán trên thị trường chợ đen.
Dẫn bài phân tích “Michael Bloomberg đã thắng cuộc chiến chống TLĐT tại Việt Nam” trên tạp chí Mỹ Filter, ông Clive Bates, cựu Giám đốc tổ chức chống hút thuốc lá ASH tại Anh và cựu công chức tại Liên Hợp Quốc bình luận trên trang X: “Các thị trường không đáp ứng nhu cầu hợp pháp đối với thuốc lá mới sẽ chứng khiến một kết quả trông thấy, đó là bệnh tật, tử vong vẫn tiếp tục xảy ra, trong khi tỷ lệ hút thuốc lá điếu vẫn không đổi. Điều này cũng thúc đẩy thị trường chợ đen phát triển, kéo theo là tỷ lệ phạm tội tăng cao.”
![]() |
Các chuyên gia quốc tế quan ngại về thông tin sai lệch về thuốc lá mới và tác động vào chính sách quốc gia từ các tổ chức phi chính phủ chống thuốc lá (như Bloomberg Philanthropies) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). (Nguồn: filtermag.org |
Nhìn chung, sự thay đổi trong quan điểm của Tổng thống Trump đối với ngành công nghiệp thuốc lá mới cũng như các kết quả khoa học, công bố từ chính phủ các nước G7 và các quốc gia khác cho thấy, việc tác động chính sách từ các doanh nghiệp thuốc lá lên chính phủ là không khả thi.
Những cường quốc cả về kinh tế và y tế như vậy không thể dễ dàng bị “qua mặt” bởi những chiêu trò của ngành này. Vấn đề còn lại là việc thực thi chặt chẽ chính sách kiểm soát sự vận động, quy định thiết kế sản phẩm, phân phối, thương mại nhằm tránh giới trẻ tiếp cận, tương tự như đối với thuốc lá truyền thống.