Tỷ phú Nguyễn Đăng Quang nói về mảnh ghép còn thiếu của Masan

TPO - “Chuyển đổi số chính là mảnh ghép còn thiếu để Masan vươn mình từ hình ảnh một tập đoàn truyền thống, xóa bỏ định kiến “đa ngành” và khẳng định vị thế là một nền tảng trải nghiệm tiêu dùng tích hợp”, ông Quang nói.

Ngày 25/4, Công ty CP Tập đoàn

Ông Danny Le - Tổng Giám đốc Masan.

Trả lời câu hỏi của cổ đông về việc chiến tranh thương mại có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Masan hay không, ông Danny Le - Tổng Giám đốc Masan - khẳng định, các mặt hàng cho dù hoàn cảnh nào thì người tiêu dùng vẫn sử dụng các sản phẩm thiết yếu.

“Chúng tôi tự tin thị phần vẫn được bảo vệ, nhưng chúng tôi vẫn thận trọng, theo dõi thị hiếu người tiêu dùng. Hiện Việt Nam đang hạ thấp thuế nhập khẩu các sản phẩm từ Mỹ, tạo ra các biến động về giá, qua đó cạnh tranh hơn với sản phẩm Việt Nam”, ông Danny Le nói.

Một cổ đông khác đặt câu hỏi, vì sao doanh nghiệp đang hoạt động tốt lên nhưng giá cổ phiếu lại giảm trong 18-24 tháng qua? Năm ngoái, doanh thu hợp nhất đạt gần 83.178 tỷ đồng, mức cao nhất gần 3 năm. Trong đợt biến động chung của thị trường hồi đầu tháng 4, giá cổ phiếu Masan có lúc rơi về mốc 50.000 đồng. Lịch sử giao dịch của MSN trên sàn HoSE, thị giá có lúc lên vùng 145.000 đồng vào cuối năm 2021.

Ông Danny Le trả lời rằng, thị giá cổ phiếu MSN có thể đang chịu ảnh hưởng bởi tâm lý lo ngại về đà có lãi bền vững của mảng bán lẻ. CEO của Masan nhấn mạnh, công ty không phải là tập đoàn đa ngành nghề, kinh doanh vốn hay doanh nghiệp tài chính. MSN là doanh nghiệp có thế mạnh cốt lõi trong sản xuất hàng tiêu dùng và bán lẻ, khi các mảng này tốt lên, giá cổ phiếu có thể tăng theo.

Tỷ phú Nguyễn Đăng Quang nói về mảnh ghép còn thiếu của Masan ảnh 2

Lãnh đạo Masan tự tin thị phần vẫn được bảo vệ trong bối cảnh căng thẳng thương mại toàn cầu.

Tại đại hội, MSN trình cổ đông thông qua kế hoạch kinh doanh hợp nhất năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng hai con số. Trong đó, tùy thuộc vào phê duyệt nội bộ, điều kiện kinh tế vĩ mô và sự phục hồi của thị trường tiêu dùng, doanh thu thuần sẽ dao động khoảng 80.500 - 85.500 tỷ đồng, tương ứng tăng trưởng LFL (like for like) 7-14% so với cùng kỳ năm trước, sau khi điều chỉnh do việc không còn hợp nhất cùng H.C. Starck Holding (Germany) GmbH. Tổng doanh thu hợp nhất không bao gồm Công ty CP Masan High-Tech Materials (mã chứng khoán: MSR) khoảng 74.013 - 78.013 tỷ đồng, tăng 8-13%.

Công ty kỳ vọng

Gần 2.000 tỷ đồng đổ vào một cổ phiếu ngân hàng
Lực bán xuất hiện đột ngột, cổ phiếu ‘ông lớn’ công nghệ nằm sàn
Cổ phiếu liên tục tăng trần, Vingroup đạt vốn hóa lớn thứ 2 thị trường
Lãnh đạo doanh nghiệp xuất trận cứu nguy cho cổ phiếu
Lãnh đạo doanh nghiệp xuất trận cứu nguy cho cổ phiếu