Từ sân vận động World Cup đến bảo tàng 700 triệu USD

Một ngày đầu tháng 6-2024, chuyến bay từ Tân Sơn Nhất đến sân bay quốc tế Quốc vương Khalid (Saudi Arabia) có một hành khách với sứ mệnh đến Trung Đông viết tiếp giấc mơ vươn ra thế giới của doanh nghiệp Việt.
Từ sân vận động World Cup đến bảo tàng 700 triệu USD - Ảnh 1.

Phối cảnh Bảo tàng Khoa học và Công nghệ - công trình biểu tượng ở thủ đô Riyadh

Ông Đào Nhất Duy (43 tuổi) - giám đốc kinh doanh quốc tế của Tập đoàn Đại Dũng, đồng thời là tổng giám đốc Công ty Đại Dũng Ả Rập - đáp chuyến bay với niềm hứng khởi khi ông sẽ là "cơ trưởng" ở xứ người để thi công phần kết cấu thép của bảo tàng trị giá 700 triệu USD mà doanh nghiệp này thắng thầu ngoạn mục trước loạt đối thủ thượng thặng.

Cơ duyên xứ Trung Đông

Là doanh nghiệp chuyên về kết cấu thép, Đại Dũng cũng được giới xây dựng thế giới biết đến khi là doanh nghiệp Việt duy nhất tham gia cung ứng kết cấu thép thành công cho hai sân vận động diễn ra các trận cầu đỉnh cao trong Từ sân vận động World Cup đến bảo tàng 700 triệu USD - Ảnh 6.Từ sân vận động World Cup đến bảo tàng 700 triệu USD - Ảnh 7.

Người lao động của Đại Dũng sản xuất các đơn hàng quốc tế tại nhà máy đặt ở TP.HCM - Ảnh: NGỌC HIỂN

Chuẩn bị cho đội ngũ vươn tầm thế giới

Theo ông Duy, để các chuyên gia giỏi đến làm với một doanh nghiệp Việt, mức lương cao chỉ là một phần, điều quan trọng người quản lý phải thể hiện sự chuyên nghiệp, các chuyên gia này đánh giá cao là phong cách làm việc của đội ngũ Việt Nam rất cầu thị.

Ông Duy cho hay ở Riyadh cộng đồng người Việt chỉ vỏn vẹn khoảng 70 người, có ba công ty Việt có văn phòng đại diện, ngoài Đại Dũng là FPT, mới đây là VinFast.

Làm việc với chuyên gia quốc tế, ở Đại Dũng, ngoài ông Đào Nhất Duy còn có các kỹ sư Việt trẻ. Theo ông Duy, cái được lớn nhất là học hỏi kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng quản lý. Đây là một bước đệm vững chắc để sau này doanh nghiệp tự chủ chuyên gia nội khi tham gia những dự án quốc tế lớn hơn.

Kỹ thuật xuất sắc, chú trọng phát triển bền vững

Ông Trịnh Tiến Dũng - chủ tịch Tập đoàn Đại Dũng - cho hay sứ mệnh của doanh nghiệp là "đưa Việt Nam ra thế giới" với những sản phẩm cơ khí, kết cấu chất lượng cao bằng tinh thần và sự sáng tạo của người Việt.

Đến nay, doanh nghiệp đã khẳng định vị thế và thương hiệu Việt Nam trong khu vực và trên thế giới với dấu ấn qua các công trình trọng điểm quốc gia và quốc tế quy mô lớn, đòi hỏi tính thẩm mỹ và yêu cầu kỹ thuật đặc biệt.

Ông Dũng cho hay với triết lý kinh doanh "mọi hành động luôn hướng tới sự phát triển bền vững", doanh nghiệp luôn chú trọng xây dựng đội ngũ, chú trọng dùng vật liệu thân thiện môi trường, giảm phát thải, tạo ra những sản phẩm có khả năng tái tạo.

"Chúng tôi tin rằng trong tương lai gần, tầm nhìn và khát vọng trở thành tập đoàn giải pháp kết cấu thép và cơ khí chế tạo hàng đầu thế giới của Đại Dũng sớm trở thành hiện thực", ông Dũng nói.

Từ sân vận động World Cup đến bảo tàng 700 triệu USD - Ảnh 4.

Từ sân vận động World Cup đến bảo tàng 700 triệu USD - Ảnh 1.Chuyện của những ‘bà đỡ’ doanh nhân đưa nông sản ra nước ngoài

Ngày Doanh nhân VN đang đến gần, đứng sau những thành tích xuất khẩu và sự khởi sắc của nhiều gia đình nông dân, nhiều doanh nhân vẫn đang nhiệt thành với “nghiệp” nâng danh tiếng và chất lượng nông sản VN khi ra thế giới.