Trong đơn tố cáo gửi đến các cơ quan chức năng, một
Hàng chục học viên là nạn nhân của các lớp học chui do giảng viên Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ mở
Ông Trần Văn Biên là bên thứ 3 kết hợp với Trường để mở lớp đào tạo và cấp VB2 môn Tiếng Anh, đồng thời ông Biên cũng là người phụ trách lớp VB2.13 trong quá trình học, thi và kết thúc môn.
Theo thông báo của ông Biên, tiền học phí là 41 triệu đồng được thu thành 2 đợt, cộng thêm 6,5 triệu đồng chi phí học và tổ chức bảo vệ tốt nghiệp. Tổng số tiền học viên đã đóng là 47,5 triệu đồng. Việc thanh toán được thực hiện qua hình thức chuyển khoản ngân hàng và biên lai do vợ chồng ông Biên tự lập không phải biên lai chính thức từ trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội.
Sau khi hoàn thành khóa học, do thời gian dài không nhận được thông báo nhận bằng tốt nghiệp, học viên đã liên hệ với Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ để làm việc. Tuy nhiên, phía nhà trường lại thông báo lớp VB2.13 không tồn tại.
Theo tìm hiểu của phóng viên, từ năm học 2020 – 2021 đến nay, học viên theo học các lớp VB2.12, VB2.13 dưới danh nghĩa Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ đào tạo tại cơ sở Nguyễn Đức Cảnh và lớp VB22.1 tại cơ sở Vũ Trọng Phụng. Đại diện cơ sở Nguyễn Đức Cảnh do ông Trần Văn Biên đại diện, và ở cơ sở Vũ Trọng Phụng do ông Đặng Văn Đoan đại diện.
Điều khiến học viên khó hiểu là quyết định công nhận đầu vào có dấu đỏ của trường và do Phó hiệu trưởng Vũ Văn Hóa kí. Quá trình đào tạo có sự tham gia của một số giáo viên trong trường. Nhưng kết thúc khóa học, đến khi nhận bằng tốt nghiệp thì lại nhận được thông báo kết luận của Thanh tra Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ là từ năm học 2020 – 2021 đến nay, nhà trường không tổ chức tuyển sinh đào tạo VB2 ngành Ngôn ngữ Anh và Hiệu trưởng không cho phép đặt lớp VB2 nào cũng như không kí hợp đồng hợp tác đào tạo với bất cứ đơn vị nào ở ngoài trường.
Với kết luận này, hàng chục học viên được đào tạo ở 2 cơ sở Nguyễn Đức Cảnh và Vũ Trọng Phụng trong thời gian qua “chết đứng” vì bằng tốt nghiệp không nhận được, tiền cũng không đòi được. Vị học viên cho biết, ông Biên có hứa hẹn lần nữa trả tiền nhưng đến nay vẫn chưa nhận được tiền trả lại.
Lớp học nhiều “không”
Theo tìm hiểu, chương trình đào tạo được sử dụng để tổ chức đào tạo các lớp VB2 tại các cơ sở Nguyễn Đức Cảnh, Vũ Trọng Phụng là chương trình đào tạo liên thông được phê duyệt năm 2017 với 90 tín chỉ đã không còn hiệu lực tại thời điểm các lớp VB2 này được mở ra. Bởi từ năm 2021, Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ đã có quyết định mới với yêu cầu thực hiện đào tạo 145 tín chỉ.
Việc đào tạo tại 2 cơ sở trên cũng không thực hiện công nhận giá trị chuyển đổi kết quả học tập cho mỗi người học theo quy định của Bộ GD&ĐT.
Các kế hoạch đào tạo không ghi tên giáo viên dạy, không phân công giảng viên giảng dạy và không có chữ kí của lãnh đạo trường.
Việc tổ chức đào tạo 100% trực tuyến trong 2 năm học liên tục đối với các học viên ở các lớp VB2 này là sai quy quy định của Bộ GD&ĐT (Bộ quy định đào tạo trực tuyến không quá 30% thời lượng); không tổ chức thực tập cho học viên.
Về thi kết thúc học phần, đánh giá khóa luận tốt nghiệp đều chưa thực hiện đúng và đầy đủ theo quy định như tổ chức thi kết thúc học phần. Đánh giá khóa luận tốt nghiệp đều do 1 phó trưởng khoa chủ trì tổ chức. Các lớp học này cũng không thành lập hội đồng thi kết thúc học phần; không có minh chứng việc thành lập Hội đồng đánh giá khóa luận tốt nghiệp; không có bảng điểm các học phần hoặc không có bảng điểm bảo vệ khóa luận tốt nghiệp.
Trong khi đó, học phí thu được từ các lớp kể trên là rất lớn. Với 2 lớp VB2 tại cơ sở Nguyễn Đức Cảnh, tổng số tiền thu theo danh sách học viên là gần 4 tỉ đồng.