Tranh cãi kịch liệt về cách xưng hô khi gặp bác sĩ

Lời chia sẻ về cách xưng hô với bác sĩ của một cô gái khi đi khám bệnh đang nhận tranh cãi kịch liệt, nhiều người đồng tình nhưng cũng không ít người phản đối.
Xưng hô ra sao khi gặp bác sĩ? - Ảnh 1.

Lời chia sẻ của một cô gái về việc xưng hô như thế nào với bác sĩ khi đi khám bệnh đang nhận được dư luận trái chiều - Ảnh chụp màn hình

Nguyên văn lời bộc bạch của cô gái như sau: "Đi bệnh viện khám bệnh gặp Metro văn minh, không chấp nhận chuyện chụp ảnh cởi đồ, hít xà đơn phản cảmVì sao nhiều người xả rác bừa bãi trong nước nhưng ra nước ngoài không dám?

Là một giáo viên, có lẽ tôi khá mô phạm với nguyên tắc giao tiếp và có phần khắt khe với lời ăn tiếng nói chăng?

Đến tận bây giờ tôi vẫn nhớ như in một bài học về cách xưng hô mà tôi được "học ké", "học lỏm" từ người thầy hiệu trưởng đầu tiên của mình.

Hôm đó là một buổi lao động vệ sinh toàn trường, thầy đi xung quanh để chỉ đạo và đánh giá hiệu quả công việc. Tôi phụ trách lớp 7, còn chị đồng nghiệp đứng cạnh tôi hướng dẫn học sinh lớp 6 quét sân trường.

Rồi chị gọi với theo nhóm các bạn nhỏ đằng xa bảo: "Mấy đứa sang quét quanh cột cờ đi!".

Thầy đã nghe câu nói, đến gần chúng tôi và góp ý nhẹ nhàng với chị. Đại ý: Ai lại gọi học sinh bằng "đứa/mấy đứa", nghe chói tai và xa cách quá! 

Thay bằng "con/các con" hoặc "em/các em" sẽ thân thiện biết bao!

Từ "thân thiện" được thầy dùng hơn chục năm trước khiến tôi nhớ mãi và tự răn mình phải cẩn trọng hơn khi xưng hô với học sinh và phụ huynh.

Ngày mới mon men rời giảng đường và tập tành làm quen bục giảng, tôi thường gọi bọn trẻ cấp trung học cơ sở trước mặt bằng tiếng "em" trìu mến. Rồi thời gian vút trôi, sau hơn 17 năm "đưa đò" đẩy khoảng cách tuổi tác ngày càng kéo giãn ra, tôi dần dà gọi bọn trẻ bằng từ "con" thân thiện hơn, ngọt ngào hơn và gần gũi hơn.

Và với phụ huynh cũng thế, có khi tôi xưng "con" với ông bà của các cháu khi ông bà thay cha mẹ đến đón cháu về do ốm đột xuất. Có khi tôi xưng hô "chị - em" với những phụ huynh hay tương tác, khá thân thiết...

Ở chiều ngược lại, tôi cùng đồng nghiệp vẫn nhận đủ đầy hai tiếng "thầy/cô" đầy tôn trọng từ học sinh, phụ huynh. Đó cũng là món quà lớn nhất, đong đầy nghĩa tình mà nghề cầm phấn có được.

Xưng hô xã giao với mọi người thuộc nhiều tầng lớp, khác nhau về giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp, địa vị… không hề dễ dàng. Không có sách vở nào quy định việc bệnh nhân gọi bác sĩ bằng "bác" và không bắt buộc mỗi người phải gọi người làm nghề giáo là "thầy/cô". 

Nhưng người Việt vẫn luôn xưng hô theo phương châm "xưng khiêm hô tôn", nghĩa là khi xưng thì khiêm nhường, còn hô thì tôn kính, đặt người đối thoại vào vị trí cao hơn.

Giao tiếp là một nghệ thuật. Cách bạn xưng hô với người khác sẽ quyết định bạn là ai, phông văn hóa ứng xử thế nào và hiệu quả giao tiếp của bạn với đối phương thành công bao nhiêu. 

"Lời nói chẳng mất tiền mua / Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau". Bài học đúc kết từ ngàn xưa của ông cha ta răn dạy lễ nghĩa trong giao tiếp vẫn luôn vẹn nguyên giá trị!

Tranh cãi kịch liệt về cách xưng hô khi gặp bác sĩ - Ảnh 2.Xưng hô trong tiếng Việt có khó không?

Dù khi tuổi đã cao, học trò gặp thầy cô vẫn cứ chào thầy/cô và xưng em. Ở đây xin nói thêm một trường hợp đặc biệt: huấn luyện viên Park Hang Seo vẫn được các cầu thủ và phóng viên gọi bằng cái tên thân thương: thầy Park.