Thương hiệu cá rô phi: ‘Không thể làm cái gì thích rồi gom đi bán’

TPO - Rút kinh nghiệm từ những sản phẩm trước đây, không có cách nào khác là phải có thương hiệu cho con cá rô phi Việt Nam, có tiêu chuẩn để công bố, chứ không thể làm cái gì thích rồi gom đi bán, như thế vẫn lẩn quẩn câu chuyện tự cạnh tranh nội tại và tự làm xấu hình ảnh con cá…

Nhận định được ông Trần Đình Luân - Cục trưởng Cục Thủy sản và Kiểm ngư,

Ông Trần Đình Luân - Cục trưởng Cục

Việt Nam có cơ hội và tiềm năng phát triển ngành cá rô phi.

Ông Nguyễn Hoài Nam - Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) - cho biết, năm 2024 sản lượng cá rô phi thế giới đã tăng lên 7 triệu tấn, giá trị thương mại qua biên giới khoảng 10,6 tỷ USD và dự báo đạt 14,5 tỷ USD vào năm 2033, cho thấy nhu cầu ngày càng tăng hơn rất nhiều nhu cầu của những mặt hàng thủy sản khác.

Theo ông Nam, Trung Quốc là quốc gia sản xuất và

Tổng Thư ký VASEP Nguyễn Hoài Nam.

Theo đại diện VASEP, Việt Nam có khí hậu nhiệt đới, diện tích mặt nước lớn, lý tưởng cho nuôi cá rô phi với chu kỳ ngắn (5-6 tháng, trọng lượng 600-800g/con), chi phí thấp, có công nghệ làm tăng năng suất, giảm dịch bệnh. Trong khi đó, nhu cầu thị trường dự báo tăng 13%/năm, đạt khoảng 20 tỷ USD vào năm 2030, riêng thị trường Mỹ nhập 200.000 tấn/năm. Cá rô phi Việt Nam cũng được ưa chuộng ở EU, mở ra cơ hội xuất khẩu…

Tuy nhiên, ngành cá rô phi cũng đối mặt thách thức về giống và dịch bệnh, thức ăn phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu, chuỗi cung ứng yếu, liên kết lỏng lẻo, thiếu nhà máy đạt chuẩn, chi phí logistics tăng... Bên cạnh đó là các yêu cầu tiêu chuẩn nghiêm ngặt về an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc, lao động bền vững; cạnh tranh của các đối thủ như Brazil, Trung Quốc…

Ông Phạm Thành Trung - Phó Tổng Giám đốc Công ty CP thức ăn chăn nuôi nông lâm Vina - cho rằng, điều khó khăn nhất hiện nay đối với người nuôi cá rô phi là đầu ra. Làm thế nào để có được mối liên kết giữa ao nuôi với nhà máy chế biến, tạo ra chuỗi cung ứng tốt, là yếu tố cực kỳ quan trọng.

“Nhà máy chế biến nói, có vùng nuôi thì sẽ tính toán đường xuất khẩu, còn nông dân thì nói có nhà máy chế biến thì họ sẽ nuôi. Nếu nhà quản lý không tìm hướng đi chung, liên kết giữa vùng nuôi với chế biến thì người nông dân chỉ nuôi nhỏ lẻ” - ông Trung nói.

Cục trưởng Cục Thủy sản và Kiểm ngư Trần Đình Luân:

Nhiều nhà máy rất mong muốn liên kết vùng nuôi đạt chuẩn xuất khẩu, bởi việc thiếu vùng liên kết, không tạo được niềm tin khiến chi phí để các nhà máy phân tích kháng sinh hiện nay cực kỳ tốn kém. Không tạo được liên kết, tiêu chuẩn thì không bao giờ có thể xây dựng được thương hiệu cá rô phi Việt Nam. Cần chuẩn hóa. Không làm ồ ạt, vùng nào nhà máy liên kết được hợp tác xã nuôi thì làm chắc vùng đó. Đào tạo, tập huấn cho nông dân vùng nuôi, tổ chức lại khâu liên kết…

Chính sách thuế Mỹ: 'Không biết ngủ dậy đã thay đổi thế nào'
Lúa chất lượng cao: Một số nơi lúng túng, quá quan tâm bán tín chỉ carbon
Sản xuất lúa gạo tạo khí nhà kính nhiều nhất trong nông nghiệp
Sản xuất lúa gạo tạo khí nhà kính nhiều nhất trong nông nghiệp