Thêm i ốt vào thực phẩm: Chọn lọc hay bắt buộc toàn bộ?

Doanh nghiệp thực phẩm than vãn quy trình sản xuất bị đảo lộn, chi phí tăng mà hiệu quả chẳng ai biết khi áp dụng quy định bổ sung muối i ốt vào sản phẩm.
Thêm i ốt vào thực phẩm: Chọn lọc hay bắt buộc toàn bộ? - Ảnh 1.

Bộ Y tế quy định bổ sung vi chất dinh dưỡng vào những thực phẩm thiết yếu và phổ biến - Ảnh minh họa: D.LIỄU

Mới đây Bộ Y tế tổ chức cuộc họp tiếp thu ý kiến dự thảo nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định 09 về tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm. Trong đó quy định doanh nghiệp chế biến thực phẩm (để tiêu dùng trong nước) phải sử dụng muối có tăng cường Thêm i ốt vào thực phẩm: Chọn lọc hay bắt buộc toàn bộ? - Ảnh 2.

Bộ Y tế quy định sử dụng muối có tăng cường i ốt - Ảnh minh hoạ: D.LIỄU

Theo Bộ Y tế, tại Việt Nam nhiều sản phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng đã được đưa vào thị trường từ lâu như muối; bột canh tăng cường i ốt; dầu ăn, hạt nêm tăng cường vitamin A; nước mắm, hạt nêm tăng cường sắt; hạt nêm tăng cường kẽm; bột mì tăng cường sắt và kẽm…

Bộ lý giải với giải pháp đa dạng hóa bữa ăn ước tính chi phí khoảng 1.148 USD/người/năm. Nhưng giải pháp bổ sung vi chất bằng đường uống có giá thành rẻ hơn là 11,4 USD/người/năm.

Cả hai giải pháp này có thể khắc phục nhanh chóng, kịp thời tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng. Tuy nhiên Nhà nước không thể trích ngân sách nguồn kinh phí lớn như vậy. Người dân, đặc biệt người nghèo không thể tiếp cận được giải pháp này.

Bộ Y tế đánh giá tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm chỉ có giá thành 0,06 USD người/năm. Ngoài ưu điểm chi phí thấp, sử dụng thuận tiện thì còn có ưu điểm là áp dụng rộng rãi cho cộng đồng.

Bộ cho rằng doanh nghiệp được thực hiện trách nhiệm xã hội cùng với Nhà nước trong bảo đảm sức khỏe cộng đồng. Doanh nghiệp sẽ thu hồi chi phí sản xuất từ việc tính vào giá thành sản phẩm và giá sản phẩm tăng lên không đáng kể.

Chỉ nên khuyến khích doanh nghiệp áp dụng bổ sung vi chất

Ông Đỗ Việt Hà, phó chủ tịch Hội Hóa học TP.HCM cho rằng chính sách tăng cường vi chất dinh dưỡng vào nguyên liệu sử dụng trong chế biến thực phẩm nên áp dụng theo hình khuyến khích chứ không bắt buộc, đặc biệt là i-ốt.

Cần xem việc bổ sung vi chất là lợi thế cạnh tranh cho nhà sản xuất và cơ quan quản lý có thể hỗ trợ quảng bá những sản phẩm có bổ sung vi chất.

Trong khi đó, chuyên gia Vũ Thế Thành khẳng định chính sách tăng cường vi chất chỉ nên áp dụng theo hình thức phủ một phần, tức tuỳ theo khu vực, đối tượng khách hàng và chúng loại để yêu cầu sản phẩm thực phẩm phải bổ sung.

Cụ thể, ở Thái Lan, cơ quan quản lý nước này không bắt tất cả các doanh nghiệp phải sử dụng muối i-ốt mà chỉ áp dụng cho nước mắm công nghiệp, vì nước mâm này không hoàn toàn sử dụng nguyên liệu từ cá và loại nước này cũng sử dụng màu tổng hợp nên có bổ sung vào thì vẫn không bị ảnh về màu sắc.

"Hiện nước mắm công nghiệp ở Việt Nam đang chiếm khoảng 75% thị phần cả nước và có thể cân nhắc áp dụng bổ sung iốt cho dòng sản phẩm này", ông Vũ Thế Thành nói thêm.

Cũng theo ông Vũ Thế Thành, những sản phẩm ở Việt Nam có thể xem xét phủ một phần là bánh mì, biscut... và cũng như tuỳ theo công nghệ chế biến sản phẩm như nướng nhiệt độ cao thì sẽ không giữ được hàm lượng i-ốt như ban đầu.

Về bổ sung sắt và kẽm, theo chuyên gia Vũ Thế Thành, thiếu sắt sẽ dẫn đến thiếu máu. Hiện nay, sắt có trong rau, củ quả, hạt... và tốt nhất là trong thịt bò, đây là sắt hữu cơ nên mức độ hấp thu rất tốt, cao gấp 6 lần so với các loại rau củ quả.

Thiếu sắt xảy ra chủ yếu ở trẻ em ở vùng sâu xa hay phụ nữ mang thai. Vì vậy, nếu bây giờ bắt cả nước phải bổ sung sắt như chế độ bà bầu thì sẽ rất lãng phí.

"Quy định phủ vi chất toàn diện không phù hợp với tình hình phát triển kinh tế Việt Nam hiện nay. Chúng ta nên phủ tuỳ vùng và áp dụng chính sách khuyến khích doanh nghiệp sản xuất cung ứng dòng sản phẩm theo vùng, miền, cuối cùng là phải nhắm vào đối tượng áp dụng...

Nếu bắt doanh nghiệp cả nước áp dụng thì gây khó khăn và làm mất đi quyền tự chọn của người tiêu dùng", ông Vũ Thế Thành ý kiến.

N.BÌNH

Thêm i ốt vào thực phẩm: Chọn lọc hay bắt buộc toàn bộ? - Ảnh 3.Doanh nghiệp kêu khó vì quy định tăng cường i-ốt trong muối

TTO - Từ tháng 5, Chính phủ đã chỉ đạo bãi bỏ quy định "muối dùng trong chế biến thực phẩm phải được tăng cường i-ốt", "bột mì dùng trong chế biến thực phẩm phải được tăng cường sắt và kẽm". UBND TP.HCM kiến nghị Bộ Y tế sớm thực hiện.