Thế giới chờ động thái khó đoán của ông Trump

TPO - Sau khi GDP Mỹ lần đầu ghi nhận mức giảm trong 3 năm, Tổng thống Mỹ Donald Trump tung loạt chính sách cứng rắn như gây áp lực với Fed, áp thuế kỷ lục 145% với hàng hóa Trung Quốc và đàm phán hàng loạt thỏa thuận thương mại mới. Hệ quả là thị trường tài chính toàn cầu chao đảo, doanh nghiệp cắt giảm mục tiêu kinh doanh, nhiều nền kinh tế lớn đồng loạt điều chỉnh hạ dự báo tăng trưởng.

Ông Trump chuẩn bị chuỗi động thái mới

Theo số liệu của Cục Phân tích kinh tế Mỹ (BEA), tổng sản phẩm quốc nội Mỹ (GDP) trong quý I vừa qua giảm 0,3% so với cùng kỳ năm trước, đánh dấu lần suy giảm đầu tiên kể từ đầu năm 2022. Nguyên nhân chủ yếu do sự gia tăng đột biến của nhập khẩu trước khi các mức thuế mới có hiệu lực, dẫn đến thâm hụt thương mại, giảm tăng trưởng kinh tế.

Thị trường chứng khoán Mỹ trải qua biến động mạnh. Chỉ số Dow Jones, S&P 500 và Nasdaq giảm hơn 3% trong tháng 4. Tỷ lệ thất nghiệp duy trì ở mức 4,2% trong tháng 4, tốc độ tăng trưởng việc làm chậm lại, chỉ thêm 177.000 việc làm mới, thấp hơn kỳ vọng của thị trường.

Trước những dấu hiệu suy thoái, ông Trump tăng cường áp lực lên Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) nhằm hạ lãi suất, đồng thời đẩy mạnh chính sách thuế quan đối với Trung Quốc, nâng mức thuế lên tới 145% với nhiều mặt hàng nhập khẩu.

Theo CNBC, động thái phản ánh chiến lược "vừa đánh vừa đàm" của ông Trump, nhằm duy trì thế chủ động trong chính sách kinh tế. Cuối tuần trước, ông Trump tiếp tục lên tiếng loạt thông tin quan trọng khả năng cao tác động thị trường toàn cầu.

Thế giới chờ động thái khó đoán của ông Trump ảnh 1

Tổng thống Mỹ Donald Trump tiếp tục có động thái mới sau chuỗi chính sách thuế.

Trong chương trình Meet the Press with Kristen Welker phát trên NBC News, Tổng thống Mỹ Donald Trump bày tỏ hy vọng Fed hạ lãi suất trong tương lai gần.

"Powell nên hạ thấp lãi suất. Đến một lúc nào đó ông ấy sẽ làm vậy, dù hiện tại ông ấy không 'hâm mộ' tôi. Tôi nghĩ ông ấy là người cứng nhắc", ông Trump nói.

Tổng thống Mỹ đồng thời phủ nhận việc cách chức Jerome Powell, trước khi nhiệm kỳ của Chủ tịch Fed kết thúc năm 2026.

Trước đó, những chỉ trích gay gắt của ông Trump nhằm vào Powell khiến thị trường Phố Wall lao dốc, làm dấy lên lo ngại về quyền tự chủ của

Thị trường chứng khoán toàn cầu và nền kinh tế thế giới phản ứng bất ổn trước loạt chính sách của ông Trump.

Tác động tiêu cực lan sang các chỉ số dự báo tăng trưởng. Ngân hàng Trung ương Nhật Bản hạ dự báo tăng trưởng, trong khi triển vọng tại Hà Lan và khu vực MENA (Trung Đông và Bắc Phi) cũng điều chỉnh mức giảm.

Báo cáo PMI cho thấy hoạt động sản xuất tháng 4 của Trung Quốc giảm mạnh nhất trong 16 tháng, xuất khẩu của Anh cũng ghi nhận mức giảm nhanh nhất trong gần 5 năm.

Cyrus de la Rubia - kinh tế trưởng tại Hamburg Commercial Bank AG - cảnh báo: "Điều này đồng nghĩa sẽ có phản ứng dữ dội trong những tháng tới. Việc đẩy mạnh sản xuất trước thời điểm thuế quan có hiệu lực chỉ là biện pháp tạm thời".

Số khác cho rằng chính sách thuế quan của ông Trump tạo ra “cú sốc cầu”, làm tăng giá hàng nhập khẩu, đẩy chi phí sản xuất và tiêu dùng nội địa tăng cao, từ đó làm giảm hoạt động kinh tế toàn cầu.

Tín hiệu tích cực duy nhất là khả năng giảm áp lực lạm phát, mở ra dư địa cho Ngân hàng Trung ương các nước thực hiện nới lỏng tiền tệ. Ngân hàng Anh là một trong những tổ chức tận dụng cơ hội này.

Tuy nhiên, điều thị trường chưa thấy là liệu chiến lược tái cân bằng hệ thống thương mại toàn cầu của ông Trump có thực sự thúc đẩy các quốc gia khác cải cách nền kinh tế hay không, như việc Trung Quốc gia tăng kích cầu nội địa hoặc Liên minh châu Âu nới lỏng rào cản nội khối.

Người Mỹ gánh chịu 'cú sốc kép' từ việc đánh thuế của ông Trump
Ông Trump sắp áp thuế điện thoại thông minh, máy tính, chất bán dẫn
Thấy gì về 'Ngày giải phóng' của ông Trump?
Thấy gì về 'Ngày giải phóng' của ông Trump?
Theo Reuters, CNBC