
Nghiến răng có thể dẫn đến mòn răng, nứt vỡ răng - Ảnh: BSCC
Bác sĩ Bùi Thị Thu Hiền, khoa răng Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, cho biết
Nghiến răng gây ra nhiều ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, đặc biệt vấn đề sức khỏe răng miệng - Ảnh minh họa
Điều trị nghiến răng thế nào?
Bác sĩ Hiền cho biết điều trị nghiến răng với mục tiêu là giảm đau, giảm ảnh hưởng đến răng, phục hình, khớp thái dương hàm và hạn chế nghiến răng tiếp diễn. Điều trị cần có sự phối hợp của nhiều bác sĩ chuyên khoa trong ngành răng hàm mặt và các ngành có liên quan.
- Điều trị kiểm soát yếu tố tâm lý, bệnh lý thần kinh: Nghiến răng do yếu tố tâm lý và bệnh lý thần kinh cần áp dụng các phương pháp giúp giảm căng thẳng như thay đổi môi trường (nghe nhạc thư giãn, tắm nước ấm trước khi đi ngủ).
Thường xuyên tập thể dục nhẹ nhàng, thiền thư giãn, điều trị các rối loạn về giấc ngủ, massage cơ mặt, tránh sử dụng các chất kích thích, đặc biệt là vào buổi tối trước khi đi ngủ.
Ngoài ra, bác sĩ có thể cho bệnh nhân sử dụng thuốc trong điều trị nghiến răng nhằm mục đích giảm sự co cơ nhai quá mức do nghiến răng (thuốc giãn cơ, giảm đau), kiểm soát stress hoặc các vấn đề tâm lý (thuốc chống trầm cảm, thuốc giảm lo lắng).
- Can thiệp nha khoa: Can thiệp điều trị nha khoa giúp bảo vệ răng tránh được tác hại của việc nghiến răng và điều trị các hậu quả do nghiến răng gây ra.
Các can thiệp nha khoa phổ biến trong điều trị nghiến răng là: Sử dụng máng chống nghiến giúp bảo vệ mặt răng khỏi sự mài mòn, thư giãn cơ nhai; Mài chỉnh khớp cắn để làm giảm các tác động quá mức đến cơ nhai cũng như răng; Phục hồi lại hình thể răng, tái lập khớp cắn nếu mòn răng nhiều, răng ê buốt, nhạy cảm.
"Nghiến răng tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng dai dẳng và có thể gây ra những tác hại nặng nề đối với răng miệng và tâm lý người bệnh. Việc tự phát hiện các triệu chứng và được chẩn đoán đúng, điều trị bởi các bác sĩ chuyên khoa là một việc cần thiết để tránh các hậu quả đáng tiếc do nghiến răng gây ra", bác sĩ Hiền nhấn mạnh.
