Tăng 'sức đề kháng', bảo vệ túi tiền và sức khỏe trước quảng cáo từ người nổi tiếng

Trong những ồn ào về "kẹo rau củ", "sữa giả" chúng ta thấy sự xuất hiện dày đặc của những người nổi tiếng. Ở đó, họ là nhân vật chính hoặc người "hợp tác, tư vấn giới thiệu" sản phẩm, khiến người dùng tin tưởng gần như tuyệt đối.
người nổi tiếng - Ảnh 1.

Người trẻ cẩn trọng khi xem và mua hàng được quảng cáo trên TikTok - Ảnh: T.T.D.

Nhưng phải chăng, vì chúng ta quá mải mê bám vào người nổi tiếng nên đã đánh mất "sức đề kháng", để rồi liên tiếp mua nhầm hàng giả này đến hàng kém chất lượng kia?

Từ "like" đến tin

Khi tra cứu danh sách gần 600 loại sữa giả được công bố trên báo chí, tôi thấy có một sản phẩm ở trong... nhà mình. Tìm hiểu kỹ hơn tôi mới biết, thì ra loại sữa này do bố mẹ "âm thầm" mua online, đem giấu tự dùng vì sợ con cái biết (trước đó chúng tôi nhiều lần lên tiếng về việc bố mẹ mua thuốc qua mạng).

Điều đáng nói, khi đưa bài báo có ghi tên loại sữa giả cho bố mẹ xem thì ông bà vẫn gạt đi, bảo rằng "báo đưa tin nhầm lẫn", "PGS.TS kia đã quảng cáo", rồi "hàng triệu người đang uống"...

Bố mẹ tôi chỉ là một trong rất nhiều nạn nhân của vấn đề mất "sức đề kháng" trước

BTV Quang Minh đã tham gia quảng cáo nhiều loại sữa, thực phẩm chức năng và đã phải lên tiếng xin lỗi 2 lần trên trang cá nhân nhưng vài ngày qua - Ảnh: TTO

Cần tiếp nhận thông tin một cách có ý thức

Trong thời đại bùng nổ của mạng xã hội, sức ảnh hưởng của người nổi tiếng ngày càng lớn. Chúng ta ai cũng có thể chọn theo dõi một người nổi tiếng mình yêu thích, nhưng điều đó không có nghĩa là tin tưởng mọi phát ngôn từ họ. 

Người nổi tiếng không phải là chuyên gia trong mọi lĩnh vực. Chúng ta có thể yêu quý nhưng đừng đồng nhất họ là mình, rồi tin tưởng một cách vô điều kiện, đánh mất sự tỉnh táo, tự biến mình thành người dùng u mê.

Nếu chúng ta tin tưởng tuyệt đối, không kiểm chứng thì rất dễ bị chi phối bởi cảm xúc riêng dẫn đến chia sẻ thông tin sai lệch hoặc mua phải hàng kém chất lượng về dùng. Khi mất "sức đề kháng", chúng ta sẽ bị phụ thuộc vào người nổi tiếng, mất khả năng tư duy độc lập, khả năng tự nhìn nhận đánh giá vấn đề sẽ nghe theo vô điều kiện.

Khi lên mạng, chúng ta cần thay đổi cách tiếp nhận thông tin từ người nổi tiếng bằng cách không vội tin theo, luôn kiểm chứng, thường xuyên đặt ra các câu hỏi, góc nhìn ngược lại và tự tìm ra câu trả lời cho riêng mình. 

Đây cũng là cách tiếp nhận thông tin một cách thụ động, tin tưởng mù quáng giữa thế giới mạng xã hội giả thật lẫn lộn.

Những người nổi tiếng làm sai đã có các cơ quan chức năng xử lý, nhưng chúng ta cũng "đang sai" khi tự đánh mất chính mình trên không gian mạng. Sau các vụ sữa giả, kẹo rau củ... chúng ta nên xem đây là cơ hội để nhìn lại mình, không để cảm xúc quyết định lý trí, không tung hô thần tượng thành chân lý.

Đây là điều cần làm ngay, vì nếu không tự mình "tăng sức đề kháng", người người sẽ tiếp tục bị cuốn vào vòng xoáy của thời đại ai cũng trở nên nổi tiếng.

Dành thời gian tư vấn cho người thân

Sau vụ sữa giả, tôi nhận ra một vấn đề nhức nhối ở nông thôn là những người có tuổi rất dễ tin vào quảng cáo, tin vào người nổi tiếng trên mạng.

Họ có thể không có đủ kỹ năng phân biệt thật giả nhưng lại có một "niềm tin trên mạng" cực kỳ sâu sắc. Chính kẽ hở này khiến các đối tượng làm hàng giả tạo ra hàng loạt kênh để đánh đúng tâm lý, khiến những người có tuổi tin tưởng tuyệt đối và âm thầm mua sản phẩm về sử dụng.

Sẽ cần nhiều giải pháp để ngăn chặn vấn nạn này, nhưng trước tiên điều cần làm là chúng ta hãy dành thời gian tư vấn cho những người thân của mình.

Trong nhà nên có trò chuyện, theo dõi nhu cầu sử dụng thuốc, sữa, thực phẩm bổ sung... của người thân để tư vấn sản phẩm chính hãng.

Cần hướng dẫn người thân, nhất là người lớn tuổi cách kiểm tra sản phẩm khi mua hàng như kiểm tra mã code qua điện thoại, xem xuất xứ sản phẩm...

Đồng thời nên chia sẻ nhau về một số thay đổi về công nghệ như cách quảng cáo trên mạng, sự thay đổi của trí tuệ nhân tạo, cách nhận biết quảng cáo thật và quảng cáo bị cắt ghép...

Tăng 'sức đề kháng' trước quảng cáo từ người nổi tiếng - Ảnh 2.Quang Minh, MC Vân Hugo xin lỗi, nói không quảng cáo sữa giả

Một lần nữa biên tập viên Quang Minh xin lỗi đến những người tin tưởng anh đã mua sữa anh quảng cáo. Anh khẳng định không quảng cáo sữa giả. MC Vân Hugo cũng lên tiếng liên quan đến quảng cáo sữa.

Đọc tiếp Về trang Chủ đề