Sức sống mới của doanh nghiệp gia đình trên vai những người 'thừa kế'

Suốt một nửa thập kỷ qua, TP.HCM luôn là nơi "đất lành chim đậu" của những doanh nghiệp gia đình bền bỉ, đóng góp vào sự phát triển của TP.HCM.
doanh nghiệp - Ảnh 1.

Đi cùng với sự trưởng thành của thành phố, nhiều doanh nghiệp gia đình nay đã bước sang giai đoạn chuyển giao thế hệ. 

Các

Sau 50 năm TP.HCM hội nhập và phát triển một cách bền vững - Ảnh: TỰ TRUNG

Viết tiếp hành trình đổi mới

Sau ngày giải phóng 30-4-1975, giữa muôn vàn khó khăn của nền kinh tế chuyển mình, nhiều hộ gia đình tại Sài Gòn - TP.HCM đã bắt đầu những hoạt động kinh doanh nhỏ lẻ, tự phát.

Trong điều kiện vật chất khan hiếm, cơ chế kinh tế còn nặng tính bao cấp, họ khởi sự bằng sự kiên cường và sáng tạo: từ tiệm tạp hóa, xưởng thủ công nhỏ, nhà máy thực phẩm cho đến các cơ sở dịch vụ truyền thống như may mặc, in ấn, chăm sóc sức khỏe.

Ông Bùi Tá Hoàng Vũ, giám đốc Sở Công Thương TP.HCM, cho biết chúng ta thường nói đến "năng lực nội tại" - thì nội tại lớn nhất của thành phố đã được chứng minh chính là cộng đồng doanh nghiệp. Họ là nền tảng, là động lực để TP.HCM hội nhập và phát triển một cách bền vững.

Sau 50 năm, thành phố đang chứng kiến quá trình chuyển giao thế hệ lãnh đạo ở các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp gia đình. Khác với cha ông mình - những người lập nghiệp từ hai bàn tay trắng trong những giai đoạn kinh tế đầy gian khó, thế hệ doanh nhân tiếp quản những nền tảng sẵn có, đang sẵn sàng cho giai đoạn phát triển mới.

Theo ông Lê Viết Hiếu, sự tin tưởng giữa các thành viên gia đình giúp việc chia sẻ thông tin thuận tiện và đạt mục tiêu nhanh chóng, không bị dè chừng về trách nhiệm cá nhân. Với nền tảng giáo dục bài bản và kinh nghiệm làm việc đa dạng, ông Hiếu đã từng bước tiếp quản vai trò lãnh đạo, cùng ban điều hành đưa Hòa Bình vượt qua nhiều thách thức của thị trường.

Trong dài hạn, ông Hiếu cho biết sẽ cùng với Hòa Bình để vươn ra quốc tế, hiện ông đang nỗ lực xây dựng tổ chức và đội ngũ mang tầm quốc tế, học hỏi kinh nghiệm từ các tập đoàn lớn trên thế giới để sẵn sàng với hành trình vươn ra biển lớn.

Trong khi đó, Kiều Ngọc Phương tin rằng hai thế hệ đã bổ trợ lẫn nhau, tạo nên sức mạnh tổng hợp. "Trong trường hợp có ý kiến khác biệt, quyết định cuối cùng được đưa ra bởi chủ tịch hội đồng quản trị, tuân thủ theo điều lệ công ty và vì lợi ích cao nhất của doanh nghiệp", Phương nói.

Gia đình họ Kiều ba thế hệ duy trì thói quen thường xuyên gặp mặt, ăn tối cùng nhau như một cách gắn kết tình thân và trao đổi thẳng thắn chuyện công việc. Đây cũng là đặc điểm quen thuộc ở nhiều doanh nghiệp gia đình, nơi mà chuyện nhà và chuyện công đan xen như một.

Với vai trò là thế hệ doanh nhân tiếp nối, bà Vưu Lệ Quyên ấp ủ những kỳ vọng lớn lao cho Biti's khi mong muốn mang Biti's vươn tầm châu Á, tạo dấu ấn là một thương hiệu Việt nhân văn, truyền cảm hứng với "sứ mệnh nâng niu hạnh phúc của mọi người".

Khát vọng của lớp doanh nhân trẻ không chỉ dừng lại ở việc duy trì sản nghiệp gia đình, mà còn là mở rộng tầm vóc thương hiệu Việt ra khu vực và thế giới.

Đó là giấc mơ về những thương hiệu "made in Vietnam" hiện diện trên bản đồ kinh tế toàn cầu, cạnh tranh sòng phẳng với những tập đoàn đa quốc gia, truyền cảm hứng cho thế giới bằng những giá trị Việt Nam hiện đại và đầy tự hào.

Sức sống mới trên vai những người "thừa kế" - Ảnh 3.Nỗ lực bền bỉ của '50 ngôi sao sáng nhất trong bầu trời đầy sao' của TP.HCM

Lãnh đạo UBND TP.HCM đánh giá, 50 doanh nghiệp đơn vị tiêu biểu có thương hiệu và sản phẩm chủ lực của thành phố như “50 ngôi sao sáng nhất trong bầu trời đầy sao”, đại diện cho sự sáng tạo, bền bỉ của cộng đồng doanh nghiệp thành phố.

Đọc tiếp Về trang Chủ đề