Quy mô kinh tế 34 địa phương sau sáp nhập: TPHCM số 1, Phú Thọ gây bất ngờ

Sau sáp nhập, quy mô kinh tế của các địa phương có sự thay đổi khá lớn. Trong đó, GRDP của TPHCM gấp đôi Hà Nội, chiếm khoảng 24% GDP cả nước và đóng góp hơn 26% vào ngân sách quốc gia. Phú Thọ sau khi hợp nhất 3 tỉnh có chỉ số rất ấn tượng.

Tại Nghị quyết số 60 của Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII, Trung ương đã thống nhất số lượng đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sáp nhập là 34 tỉnh, thành phố. Trong đó gồm 28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương.

Một trong những mục tiêu quan trọng của việc sắp xếp lại các đơn vị hành chính cấp tỉnh là nhằm mở rộng không gian phát triển, đồng thời phát huy tối đa tiềm năng và lợi thế của từng địa phương.

Dựa trên dữ liệu thống kê sơ bộ năm 2023 của Cục Thống kê, VietNamNet đã tính toán sơ bộ mức độ thay đổi

Các tỉnh có quy mô GRDP dưới 100.000 tỷ đồng bao gồm: Tuyên Quang, TP Huế, Sơn La, Lạng Sơn, Điện Biên, Lai Châu và Cao Bằng. Trong đó, Cao Bằng là địa phương có GRDP thấp nhất cả nước, chỉ đạt xấp xỉ 22.254 tỷ đồng.

Các tỉnh, thành phố còn lại đều có GRDP dao động từ 100.000 tỷ đồng đến dưới 300.000 tỷ đồng.

Quy mô kinh tế 34 địa phương sau sáp nhập: TPHCM số 1, Phú Thọ gây bất ngờ ảnh 2

Xét về thu ngân sách nội địa năm 2023, TPHCM tiếp tục dẫn đầu với mức thu đạt 395.110 tỷ đồng. Hà Nội xếp thứ hai với 381.449 tỷ đồng.

Trong top 10 tỉnh, thành phố có mức thu ngân sách nội địa cao nhất năm 2023, ngoài TPHCM và Hà Nội, còn có: TP Hải Phòng (63.164 tỷ đồng), Đồng Nai (51.403 tỷ đồng), Đà Nẵng (39.862 tỷ đồng), Quảng Ninh (39.207 tỷ đồng), Hưng Yên (xấp xỉ 38.939 tỷ đồng), Phú Thọ (38.505 tỷ đồng), Bắc Ninh (gần 37.812 tỷ đồng) và Ninh Bình (36.609 tỷ đồng).

Quy mô kinh tế 34 địa phương sau sáp nhập: TPHCM số 1, Phú Thọ gây bất ngờ ảnh 3

Ngoài ra, trong năm 2023 có 15 tỉnh, thành phố đạt mức thu ngân sách nội địa từ 10.000 đến 30.000 tỷ đồng.

Cũng trong năm 2023, có 9 tỉnh có mức thu ngân sách nội địa dưới 10.000 tỷ đồng, bao gồm: Hà Tĩnh, Quảng Trị, Cà Mau, Sơn La, Lạng Sơn, Lai Châu, Điện Biên và Cao Bằng. Đáng chú ý, Cao Bằng tiếp tục là địa phương có mức thu ngân sách nội địa thấp nhất cả nước, chỉ đạt gần 1.311 tỷ đồng.

Trong nhóm này, ngoại trừ Quảng Trị, Tuyên Quang và Cà Mau thuộc diện sáp nhập, các tỉnh còn lại không nằm trong danh sách sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp tỉnh.

Quy mô kinh tế 34 địa phương sau sáp nhập: TPHCM số 1, Phú Thọ gây bất ngờ ảnh 4

Về thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI), trong năm 2023, cả nước có 9 tỉnh, thành phố có vốn FDI đăng ký đầu tư đạt trên 1 tỷ USD (theo số liệu sơ bộ). Trong đó, TPHCM tiếp tục dẫn đầu với hơn 8 tỷ USD, xếp sau là Hải Phòng với khoảng 4,93 tỷ USD.

Khánh Hòa ghi nhận vốn FDI đăng ký gần 4,08 tỷ USD; Hưng Yên đạt 3,63 tỷ USD; Bắc Ninh đạt 2,34 tỷ USD. Các tỉnh Lâm Đồng, Nghệ An và Đồng Nai có vốn FDI đăng ký lần lượt là 1,34 tỷ USD, 1,33 tỷ USD và 1,2 tỷ USD.

Nhiều địa phương khác có mức vốn FDI đăng ký đầu tư dao động từ 1 triệu USD đến dưới 1 tỷ USD. Cá biệt có tỉnh không thu hút được dự án FDI nào.

Quy mô kinh tế 34 địa phương sau sáp nhập: TPHCM số 1, Phú Thọ gây bất ngờ ảnh 5

Bài viết sử dụng dữ liệu từ Tư liệu Kinh tế - Xã hội 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương 2019-2023; số liệu trong Niên giám thống kê năm 2023 của Cục Thống kê; số liệu thu ngân sách của tỉnh Hải Dương cung cấp và Hải Phòng công bố).

* Trong bài viết, dữ liệu của 34 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau sáp nhập) được cộng gộp với các tỉnh theo sắp xếp sáp nhập tại Nghị quyết 60 của Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương khóa 13.


Link gốc: https://vietnamnet.vn/quy-mo-kinh-te-34-dia-phuong-sau-sap-nhap-tphcm-so-1-phu-tho-gay-bat-ngo-2392944.html?

Theo Vietnamnet