Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 86/2024/TT-BTC quy định về đăng ký thuế. Theo quy định, người đăng ký thuế bao gồm người nộp thuế thuộc nhóm thực hiện đăng ký thuế thông qua cơ chế một cửa liên thông và trực tiếp với cơ quan thuế theo quy định. Các nhóm cần đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế bao gồm các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, khoa học công nghệ, văn hóa, thể thao; đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế của lực lượng vũ trang, tổ chức kinh tế của các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội, xã hội, xã hội - nghề nghiệp. Hướng dẫn về xử lý tiền giả, tiền nghi giả Ngân hàng Nhà nước cũng ban hành thông tư hướng dẫn về xử lý tiền giả, tiền nghi giả, có hiệu lực từ ngày 14/2. Khi phát hiện tiền nghi giả trong giao dịch tiền mặt với khách hàng, các cơ quan, tổ chức liên quan phải thực hiện tạm thu giữ và lập biên bản theo mẫu quy định. Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày tạm thu giữ, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải chuyển hồ sơ giám định đến ngân hàng Nhà nước chi nhánh trên địa bàn hoặc sở giao dịch để thực hiện giám định. Quy định mới về xử lý tiền giả. Đặc biệt, cá nhân có yêu cầu giám định tiền giả, tiền nghi giả phải lập một bộ hồ sơ đề nghị giám định và nộp trực tiếp đến ngân hàng Nhà nước chi nhánh, sở giao dịch, Cục Phát hành và kho quỹ tại Hà Nội hoặc TP HCM. Hồ sơ bao gồm giấy đề nghị giám định tiền giả, tiền nghi giả (theo mẫu quy định). Sau tối đa 2 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành giám định, cơ quan giám định sẽ thông báo kết quả bằng văn bản cho người đề nghị giám định. Việc giám định tiền giả, tiền nghi giả là miễn phí. Quy định về chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch hại thực vật Chính phủ ban hành Nghị định số 9/2025/NĐ-CP ngày 10/1/2025 quy định về chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch hại thực vật. Nghị định có hiệu lực từ ngày 25/2/2025. Quy định mới về hỗ trợ thiệt hại do thiên tai. Đối với cây lúa, được hỗ trợ từ 3 - 10 triệu đồng/ha, tùy theo mức độ thiệt hại và thời gian gieo trồng; cây mạ, thiệt hại trên 70% được hỗ trợ 30 triệu đồng/ha, thiệt hại từ 30 - 70% hỗ trợ 15 triệu đồng/ha; cây trồng hàng năm được hỗ trợ từ 3 - 15 triệu đồng/ha, tùy vào giai đoạn sinh trưởng; cây trồng lâu năm được hỗ trợ từ 6 - 30 triệu đồng/ha, tùy theo mức độ thiệt hại và thời kỳ sinh trưởng. Cây rừng và lâm sản ngoài gỗ được hỗ trợ từ 4 - 15 triệu đồng/ha; rừng giống và vườn cây giống hỗ trợ từ 10 - 60 triệu đồng/ha, tùy nhóm cây và mức độ thiệt hại. Nuôi thủy sản trong ao, đầm, hồ được hỗ trợ 60 triệu đồng/ha diện tích nuôi bị thiệt hại; nuôi thủy sản trong bể, lồng được hỗ trợ 30 triệu đồng/100m³ thể tích nuôi; nuôi theo hình thức khác được hỗ trợ 15 triệu đồng/ha. Gia cầm được hỗ trợ 15.000 - 45.000 đồng/con, tùy theo độ tuổi; lợn, bò, trâu được hỗ trợ từ 500.000 - 12 triệu đồng/con, tùy loại vật nuôi và độ tuổi; hươu, dê, đà điểu được hỗ trợ 1 - 2,5 triệu đồng/con. Thiệt hại trên 70% được hỗ trợ 4 triệu đồng/ha; thiệt hại từ 30 - 70% được hỗ trợ 3 triệu đồng/ha... Hình thức hỗ trợ có thể bằng tiền hoặc hiện vật như cây giống, con giống, vật tư sản xuất với giá trị tương đương mức hỗ trợ tiền mặt tại thời điểm nhận hỗ trợ. Chính sách này nhằm giúp nông dân khắc phục khó khăn, ổn định sản xuất, đảm bảo an sinh xã hội và phục hồi nền kinh tế nông nghiệp sau thiên tai, dịch hại.
Quy định mới về giá điện, đăng ký thuế từ tháng 2
20:30 02/02/2025
TPO - Quy định mới về giá điện thực hiện theo cơ chế thị trường; đối tượng đăng ký thuế; xử lý tiền giả, tiền nghi giả; chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch hại thực vật... sẽ có hiệu lực từ tháng 2/2025.