Quản lý an toàn thực phẩm: Phải tăng cường hậu kiểm đột xuất, tăng mức phạt

Tại sao Việt Nam đã có các văn bản quy phạm pháp luật, hướng dẫn của cơ quan quản lý thuốc, thực phẩm chức năng mà vẫn xảy ra các vụ việc thuốc giả, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng giả?
Quản lý an toàn thực phẩm: Phải tăng cường hậu kiểm đột xuất, tăng mức phạt - Ảnh 1.

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên phát biểu tại cuộc họp - Ảnh: T.M.

Đây là câu hỏi Hậu kiểm công ty sản xuất sữa giả: ‘Đã bán hết nên không có mẫu kiểm nghiệm’

Ông Lê Minh Hải, phó giám đốc Sở An toàn thực phẩm TP.HCM, cũng thừa nhận việc xử lý cơ sở vi phạm đôi khi khó khăn khi doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh liên quan nhiều tỉnh, thành trong cả nước.

Bên cạnh đó, ông cũng chỉ một số điểm còn lúng túng trong việc xử lý vi phạm từ phát hiện của người dân, xác định chủ thể kinh doanh, quảng cáo trên môi trường điện tử. Việc xử lý hành vi vi phạm quảng cáo này không thuộc thẩm quyền của sở, khi phối hợp với đơn vị có thẩm quyền thì thời gian xử lý chậm.

"Vì thế, việc phát hiện đã khó, nhưng khi phát hiện một số trường hợp lại lúng túng trong xử lý", ông Hải cho hay.

Ông Đỗ Thái Hòa, phó giám đốc Sở Y tế Thanh Hóa, cũng thừa nhận chế tài xử lý chưa đủ sức răn đe, thuốc giả nhưng đang xử lý theo giá trị hàng hóa thu được. Vì thế cần có quy định, chế tài xử lý riêng với hàng giả trong lĩnh vực y tế vì liên quan trực tiếp đến sức khỏe, một số hành vi đang xử lý hành chính có thể xem xét xử lý hình sự.

Tăng cường hậu kiểm, không cần báo trước

Kết luận hội nghị, Thứ trưởng Tuyên yêu cầu các địa phương thực hiện nghiêm chỉ thị của Ban Bí thư về vấn đề an toàn thực phẩm, siết chặt quản lý về đăng ký, tự công bố, tăng cường hậu kiểm, kiểm tra đột xuất thay vì kiểm tra theo định ký, kế hoạch, thông báo trước…

Ông cũng cho rằng cần nâng mức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý thực phẩm chức năng, xử phạt thật nặng để có sức răn đe, nếu không rất khổ cho cơ quan quản lý nhà nước, khổ nhất là cho người dân, đồng thời cần kiểm nghiệm định kỳ.

Với thuốc, thứ trưởng đề nghị các địa phương tiếp tục thực hiện chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, triển khai thu hồi ngay các sản phẩm thuốc giả đã công bố, đẩy mạnh hoạt động thanh kiểm tra trên địa bàn, đặc biệt là cơ sở bán buôn, bán lẻ, chú ý đến nguồn gốc xuất xứ của thuốc để phát hiện thuốc giả.

Các đơn vị khi phát hiện thuốc giả cần quyết liệt, cần thiết chuyển cơ quan điều tra, truy tìm tận gốc cơ sở sản xuất, đầu mối kinh doanh để xử lý, không chỉ dừng lại ở việc lập biên bản.

Quản lý an toàn thực phẩm: Phải tăng cường hậu kiểm đột xuất, tăng mức phạt - Ảnh 2.Sữa giả: Hậu kiểm đừng 'cưỡi ngựa xem hoa'

Mới đây Sở An toàn thực phẩm TP.HCM đã vào cuộc kịp kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong lĩnh vực an toàn thực phẩm ở các cơ sở sản xuất kinh doanh sữa chế biến, sản phẩm dinh dưỡng, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt...

Đọc tiếp Về trang Chủ đề