Thả cá koi tiễn Táo quân, không thả bao ni lông

Nhiều người dân tranh thủ buổi sáng đi thả cá chép tiễn Táo quân về trời với mong ước bình an, sức khỏe, may mắn trong năm mới Ất Tỵ 2025.

Thả cá koi tiễn Táo quân, mong năm mới bình an, may mắn - Ảnh 1.

Người dân xếp hàng để chờ hỗ trợ thả cá tiễn Táo quân về trời - Ảnh: HÀ QUÂN

Sáng 22-1, tức 23 tháng chạp âm lịch, người dân sống ở Hà Nội tấp nập đến địa điểm quen thuộc để thả cá chép tiễn Táo quân về trời.

Thả cá tiễn Táo quân, thả luôn cả túi ni lông, bát hương, bàn thờ, vàng mã… xuống sông

Từ sáng sớm, khoảng 130 tình nguyện viên của chương trình Đường

Các bạn trẻ trong nhóm "cá chép" có mặt từ sớm để tuyên truyền, hỗ trợ người dân với thông điệp thả cá đừng thả túi ni lông - Ảnh: M.PHÚC

Theo ghi nhận của Tuổi Trẻ Online, nhiều người dân đã có ý thức, văn minh hơn trong việc thả cá. Còn rất ít trường hợp ném túi ni lông bừa bãi hay thản nhiên rải tro, hương, vàng mã xuống sông. Những chú cá chép được các bạn trẻ cẩn thận đưa vào từng xô nhựa rồi chuyển theo ròng rọc xuống dưới làn nước mát của sông Hồng. Còn tro, hương, vàng mã được các bạn thu lại, xếp vào từng bao tải để chuyển đến nơi xử lý.

Thả cá koi tiễn Táo quân, mong năm mới bình an, may mắn - Ảnh 3.

Cá được cho vào xô, thả từ từ xuống theo dây để tránh cá bị sốc khi rơi mạnh từ trên cao xuống nước - Ảnh: HÀ QUÂN

Đến điểm cầu Long Biên từ 4h30 sáng để tham gia chương trình Đường Táo quân, bạn Quân Anh - tình nguyện viên - đảm nhận nhiệm vụ giúp người dân thả tro và cá trong ngày ông Công ông Táo.

"Đây là năm thứ 13 chương trình này được tổ chức. Mình thấy người dân đã có ý thức hơn trong việc thả cá, thay vì trực tiếp vứt xuống sông. Mọi người đã nhờ chúng mình thả cá giúp hoặc chủ động đến nhờ hỗ trợ.

Nhờ vậy mà tình trạng tro bụi không bị vương vãi trên cầu. Lượng cá chết sau khi phóng sinh cũng giảm. Đặc biệt, nhiều túi ni lông cũng được thu gom giảm ô nhiễm môi trường", Quân Anh chia sẻ.

Thả cá koi tiễn Táo quân, mong năm mới bình an, may mắn - Ảnh 4.

Một số người dân còn mang cá koi đi tiễn Táo quân - Ảnh: HÀ QUÂN

Đặc biệt, có trường hợp người dân thả cả cá koi thay vì cá chép đỏ thông thường để tiễn Táo quân về trời. Người dân thả cá koi chia sẻ theo phong tục người Việt, bản thân sắp xếp chút thời gian đi thả cá mong bình an, sức khỏe, may mắn.

Người này mong cá chép giúp ông Công ông Táo nhanh chóng về trời, báo cáo những điều làm được, chưa làm được của gia đình trong năm cũ, mong năm mới thành công hơn.

Thả cá koi tiễn Táo quân, không thả bao ni lông - Ảnh 5.

Những năm gần đây, ý thức của người dân đã được nâng cao. Các trường hợp thả cá thả cả túi ni lông không còn nhiều - Ảnh: HÀ QUÂN

Còn chị Hương Dung (quận Long Biên, Hà Nội) đã biết đến hoạt động này của các bạn tình nguyện viên từ lâu, nhưng vài năm gần đây mới thấy mọi người nhờ các bạn giúp đỡ nhiều hơn.

"Mình thấy đây là một hoạt động ý nghĩa, giúp các bạn trẻ và người dân xung quanh đây có ý thức hơn về việc bảo vệ môi trường. Năm tới, mình và bạn nhỏ ở nhà sẽ ra đây giúp các bạn tình nguyện viên thả cá, vừa giúp lan tỏa hành động đẹp, vừa giúp bạn nhỏ có ý thức hơn vào việc bảo vệ môi trường", chị Dung bộc bạch.

Thả cá koi tiễn Táo quân, mong năm mới bình an, may mắn - Ảnh 1.Hà Nội: Bánh, thạch cá chép thỏi vàng 'đắt như tôm tươi' ngày Tết ông Công, ông Táo

Những chiếc bánh, thạch được tạo hình cá chép để dâng cúng trong ngày ông Công, ông Táo được nhiều người lựa chọn cho mâm cỗ thêm phần trang trọng.

Link nội dung: https://tbngaynay.com/tha-ca-koi-tien-tao-quan-khong-tha-bao-ni-long-a185842.html