GS. TS Chử Đức Trình, Hiệu trưởng Trường Đại học (ĐH) Công nghệ,
Phòng lab dành cho sinh viên Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội
Theo ông Trình, bối cảnh quốc tế hiện nay cho thấy, vi mạch bán dẫn là nền tảng của cách mạng công nghiệp 4.0 (trí tuệ nhân tạo (AI), kết nối vạn vật (IoT), năng lượng xanh). Chuỗi công nghiệp Bán dẫn toàn cầu đang có sự dịch chuyển. Xu hướng đào tạo là đa ngành (điện tử, vật liệu, dữ liệu), tích hợp công nghệ mới (AI, thiết kế tự động).
Trong nước, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định 1018 và 1017 về Phát triển R&D, đào tạo 50.000 nhân lực đến năm 2030 cũng như chuyển giao công nghệ, xây dựng hệ sinh thái toàn diện. Mục tiêu đưa Việt Nam trở thành một mắt xích quan trọng trong chuỗi giá trị toàn cầu ngành bán dẫn.
Vì vậy chuẩn đầu ra chương trình đào tạo ngành vi mạch bán dẫn phải đáp ứng yêu cầu chung (kiến thức nền tảng chung) và riêng (với từng phân khúc của chuỗi cung ứng vi mạch bán dẫn). Hội đồng tư vấn xây dựng chuẩn chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học về vi mạch bán dẫn đang xây dựng chuẩn đầu ra các công đoạn trong chuỗi cung ứng vi mạch bán dẫn là Thiết kế không xưởng (Fabless Design); Thiết kế thiết bị tích hợp (Integrated Device Manufacturer - IDM); Gia công sản xuất vi mạch (Foundry); Sản xuất thiết bị và công cụ (Tool Manufacturer)
Theo ông Trình, lĩnh vực vi mạch bán dẫn đào tạo không hề dễ, nhân lực theo học cũng đòi hỏi rất nhiều yếu tố. Theo đó, người học phải giỏi các kiến thức về Toán, Vật lí, Hóa học, các kỹ năng mềm, đặc biệt tiếng Anh.
"Vi mạch bán dẫn là lĩnh vực toàn cầu, kiến thức trên toàn cầu sử dụng là tiếng Anh. Nếu một sinh viên ngồi chờ đợi dịch tài liệu sang tiếng Việt để tìm hiểu thì quá chậm.
Các trường phải cẩn trọng trong thiết kế chương trình đào tạo, đầu vào của sinh viên. Đầu vào tốt, đầu ra mới tốt", ông Trình nói.
Ông Trình cho rằng, lĩnh vực vi mạch bán dẫn khác với các ngành nghề đặc thù khác. Khi học xong người học không chỉ làm được một nghề, mà có thể làm việc ở nhiều lĩnh vực, nhiều quốc gia trên thế giới. Lý do là nhu cầu nhân lực vi mạch bán dẫn rất cao nhưng không phải trường đại học nào cũng có thể đào tạo.
"Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, hằng năm chỉ khoảng 30% thí sinh đi theo các ngành liên quan đến STEM. Không phải trường nào cũng có thể đào tạo sâu được lĩnh vực vi mạch bán dẫn. Do vậy, những năm tới nhân lực lĩnh vực vi mạch bán dẫn không sợ thừa, chỉ sợ thiếu", ông Trình nói.
Đối tượng tuyển sinh của chương trình vi mạch bán dẫn có thể chia thành các nhóm: thứ nhất, học sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương.Tốt nghiệp trung cấp ngành nghề thuộc cùng nhóm ngành
Thứ hai, sinh viên năm thứ 2, 3, 4 (không phải sinh viên năm cuối) từ các ngành học khác phải có học lực từ Khá trở lên. Thứ ba, sinh viên đang theo học các chương trình đào tạo ngành đúng, ngành gần.
Link nội dung: https://tbngaynay.com/tuyen-sinh-dao-tao-nganh-vi-mach-ban-dan-khong-so-thua-chi-so-thieu-a185759.html