Làng bánh in xứ Quảng chộn rộn dịp Tết

Những ngày này, làng bánh in An Lạc (xã Duy Thành, huyện Duy Xuyên, Quảng Nam) lại tất bật, chộn rộn sản xuất bánh Tết để kịp bán.

Làng bánh in xứ Quảng chộn rộn dịp Tết - Ảnh 1.

Những ngày cận Tết, công nhân phải làm đến 8 - 9h tối để kịp giao bánh cho khách - Ảnh: THANH THÙY

Làng An Lạc từ lâu nổi tiếng với nghề làm

Bánh in được làm từ bột nếp, đường, đậu xanh và vani

Tại lò bánh Tường Vi, nhóm 4 người đang hối hả làm bánh, xếp bánh, đóng thùng để kịp giao cho thương lái. 

Ông Huỳnh Quang Trung (62 tuổi, chủ cơ sở sản xuất bánh Tường Vi) cho biết lò bánh của ông bắt đầu sản xuất vào giữa tháng 11 âm lịch. Cận Tết, ông và công nhân thường làm đến 8 - 9h tối để kịp phục vụ nhu cầu của người dân.

"Làng bánh chỉ sản xuất vào cận Tết để cung ứng cho người dân cúng Tết. Những ngày này tôi và 3 công nhân khác phải làm việc hết công suất để kịp giao bánh cho khách. Mỗi ngày, cơ sở của tôi làm hơn 1 tạ bánh", ông Trung chia sẻ.

Trung bình mỗi mùa làm bánh, gia đình ông Trung cho ra 3 - 4 tấn bánh in. Hiện nay, giá bánh in dao động 20.000 - 30.000 đồng/gói.

Làng bánh in xứ Quảng chộn rộn dịp Tết - Ảnh 3.

Ngày nay bánh in được làm chủ yếu bằng máy móc

"Làm bánh in là nghề thời vụ, chỉ làm vào dịp cận Tết nhưng cho thu nhập khá. Mỗi mùa làm bánh, tôi thu lãi từ 20 đến 30 triệu đồng", ông Trung nói.

Theo ông Nguyễn Mật (63 tuổi, chủ cơ sở sản xuất bánh Thanh Vân), nguyên liệu làm bánh khá đơn giản. Bánh in được làm từ bột nếp, đậu xanh, đường và vani.

"Làm bánh in khá đơn giản với một vài công đoạn. Nếp phải được rang thơm trước khi đem xay mịn, trộn cùng bột đậu xanh, đường. Sau đó cho vào máy in và đem đi nướng. Khâu nấu đường nhìn đơn giản nhưng phải thật kỹ, nếu đường nấu không mịn sẽ làm bánh bị sần, dễ bị nứt vỡ bánh", ông Mật nói.

Làng bánh in xứ Quảng chộn rộn dịp Tết - Ảnh 4.

Ngày xưa, những cái Tết còn khó khăn, bánh in là loại bánh thường được người dân bày biện tiếp khách hay biếu tặng những người khách phương xa

Ngày nay làng bánh in An Lạc đa số sử dụng máy móc thay thế thủ công như máy trộn bột, máy in tạo hình, lò nướng hiện đại giúp nâng cao năng suất, tăng sản lượng bánh.

"Nhờ có máy móc mà lượng bánh làm ra tăng gấp đôi so với làm thủ công", ông Mật nói.

Bánh in có nhiều loại, nhưng được ưa chuộng nhất là bánh in đậu xanh bởi có hương vị ngọt thanh, thơm lừng của đậu xanh.

Làng bánh in xứ Quảng chộn rộn dịp Tết - Ảnh 5.

Bà Nguyễn Thị Cúc (69 tuổi, trú thôn An Lạc) có thêm thu nhập 200.000 - 300.000 đồng/ngày nhờ làm công việc xếp, gói bánh in

Bánh in An Lạc được đem bán khắp tỉnh Quảng Nam và Đà Nẵng. Đối với người dân Quảng Nam - Đà Nẵng, bánh in là thức quà quê mộc mạc, dân dã, gợi nhớ về những cái Tết tuổi thơ lúc còn nghèo khó.

Bánh in là thức bánh quen thuộc của người dân xứ Quảng trong mỗi dịp Tết, dùng để cúng ông bà, tổ tiên. Cứ đến Tết, gian bàn thờ nhà nhà đều xuất hiện loại bánh này, đây được xem là loại bánh truyền thống, mang nét văn hóa của làng quê xứ Quảng.

Làng bánh in xứ Quảng chộn rộn dịp Tết - Ảnh 8.Bán hàng ngày Tết: Gánh nặng khó lường hay cơ hội lớn?

Những thách thức về nhân sự, chi phí gia tăng và rủi ro tiềm ẩn đòi hỏi các chủ nhà hàng, quán cà phê phải lên kế hoạch kỹ lưỡng khi chọn bán hàng dịp Tết, tránh sự cố không mong muốn vào đầu năm.

Link nội dung: https://tbngaynay.com/lang-banh-in-xu-quang-chon-ron-dip-tet-a185485.html