Thị trường tỉ dân bị bỏ quên
"Hiện tại thị trường Hợp tác Việt Nam - Ấn Độ: Kích hoạt hàng loạt dự án tỉ đôViệt Nam, Ấn Độ tăng cường hợp tác công nghệ - thông tin, sớm ký kết Đối tác sốẤn Độ muốn hợp tác cùng Việt Nam hồi phục sau dịch
Nhóm sản phẩm thứ ba được dự đoán có nhu cầu lớn tại Ấn Độ là các sản phẩm tiêu dùng.
Ông Thướng quan sát trẻ em nước này hiện đã có thói quen tiêu dùng hiện đại. Trước đây, họ chủ yếu sử dụng các sản phẩm truyền thống do doanh nghiệp nội địa sản xuất.
"Giới trẻ Ấn Độ trước đây ít khi sử dụng mì ăn liền nhưng nay lại là trào lưu phổ biến. Doanh nghiệp Hàn Quốc đã nhanh chóng nắm bắt xu hướng này để đáp ứng nhu cầu thị trường," ông Bùi Trung Thướng chia sẻ.
Theo The Chosun Daily, các thương hiệu mì ramen Hàn Quốc như Samyang Foods, Nongshim… đang hướng đến thị trường mì nhiều tiềm năng như Ấn Độ, được ước tính có giá trị khoảng 3,8 tỉ USD vào năm 2028.
Mặc dù có những gã khổng lồ như Nestlé đang thống trị thị trường mì ăn liền tại đây (chiếm khoảng 60%), các thương hiệu mì từ xứ sở kim chi đang tận dụng sự phổ biến ngày càng tăng của K-pop để tăng cường sự hiện diện của mình.
Trong bốn năm qua, xuất khẩu mì ramen từ Hàn Quốc sang Ấn Độ tăng từ 3,7 triệu USD lên gần 11,3 triệu USD năm 2023, cho thấy "quê hương của cà ri" đang có khẩu vị phù hợp với mì Hàn Quốc.
Thói quen trên ở quốc gia này, với khoảng cách dài giữa bữa trưa và bữa tối (từ giữa giờ trưa đến khoảng 8-9 giờ tối) đã thúc đẩy nhu cầu với các món ăn nhẹ như mì ramen, bánh quy.
Người dân Ấn Độ tiêu thụ gần 8,7 tỉ sản phẩm mì ramen năm 2023, trở thành thị trường lớn thứ ba thế giới sau Trung Quốc và Indonesia; thậm chí còn cao gấp đôi lượng tiêu thụ tại Hàn Quốc.
Chỉ 2% nhập khẩu từ Ấn Độ
Theo ông Bùi Trung Thướng, khả năng khai thác tiềm năng với quốc gia đông dân nhất thế giới chưa được doanh nghiệp chú trọng.
Ấn Độ có diện tích lớn gấp 10 lần so với Việt Nam và dân số của quốc gia này cũng vượt trội hơn, khoảng 14 lần so với dân số Việt Nam.
Đây là một quốc gia liên bang với 28 bang và 8 lãnh thổ liên bang; trong đó có bang có 250 triệu dân, lớn hơn tổng dân số Việt Nam.
Thực tế, các nước trong khu vực ASEAN đang nhập khẩu hàng hóa chủ yếu vẫn từ các cường quốc như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản… và rất ít hàng hóa từ Ấn Độ.
Ông Thướng lấy dẫn chứng kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và Ấn Độ còn "rất khiêm tốn".
Tỉ trọng nhập khẩu của nước ta từ Ấn Độ chỉ chiếm khoảng 2% trong tổng kim ngạch nhập khẩu từ các nước trên thế giới.
Tuy nhiên, tiềm năng phía trước được kỳ vọng còn nhiều dư địa cho doanh nghiệp từ Việt Nam khai thác.
Về nhu cầu hàng hóa, ông Thướng cho biết Ấn Độ vẫn chưa tự cung cấp đủ cho tiêu dùng nội địa và phải nhập khẩu nhiều mặt hàng.
Thói quen tiêu dùng đa dạng nên người dân tại đây yêu cầu nhiều dải sản phẩm, phân từ rất thấp đến rất cao.
Hai nước có thể thúc đẩy tăng trưởng kim ngạch thương mại song phương dựa vào vai trò của mình trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Đại diện tham tán thương mại Việt Nam tại Ấn Độ kỳ vọng doanh nghiệp hai bên sẽ tăng giao lưu hợp tác, đặc biệt là nâng cao nhận thức về nhu cầu và tiềm năng từ thị trường này.
Đầu tháng 8, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã hội kiến Tổng thống Droupadi Murmu nhân chuyến thăm cấp nhà nước đến Ấn Độ.
Lãnh đạo hai nước khuyến khích triển khai các giải pháp nhằm đạt mục tiêu tăng gấp đôi thương mại, đầu tư, du lịch hai chiều từ nay đến năm 2030.
2024 là dịp kỷ niệm 10 năm chính sách "Hành động hướng Đông" của Ấn Độ, đây là một yếu tố quan trọng trong cách tiếp cận của quốc gia đông dân nhất thế giới với khu vực Đông Nam Á từ năm 1992.
Trong khu vực, Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ tư của quốc gia này. Hai nước đã nâng cấp lên quan hệ đối tác chiến lược toàn diện từ năm 2016.
Các doanh nghiệp Ấn Độ đã và đang đầu tư vào Việt Nam trong nhiều lĩnh vực như dầu khí, năng lượng, nông nghiệp…
Link nội dung: https://tbngaynay.com/tham-tan-viet-nam-noi-ve-cach-mi-goi-han-quoc-chop-co-hoi-o-an-do-a178026.html