Làng nghề, điểm may gia công bị xóa sổ

Nhiều điểm sản xuất nhỏ, cơ sở may gia công, làng nghề đang gặp khó hoặc buộc rời bỏ cuộc chơi trước sức ép hàng ngoại nhập giá rẻ, nhất là hàng Trung Quốc bán trên kênh online.

Làng nghề, điểm may gia công bị xóa sổ - Ảnh 1.

Nhu cầu giảm, hàng ngoại nhập giá rẻ, nhái thương hiệu lớn tràn ngập khiến ngành dệt may, giày da trong nước gặp nhiều khó khăn - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Ngoài kinh tế khó khăn khiến người dân hạn chế mua sắm, nhiều đơn vị cho rằng Làng nghề, điểm may gia công bị xóa sổ - Ảnh 2.Làng nghề, điểm may gia công bị xóa sổ - Ảnh 3.Hàng Việt trước cơn lốc hàng Trung Quốc: Xoay trở tìm lối đi riêngĐỌC NGAY

"Giờ ra hội chợ khách chủ yếu tìm mua đôi vài chục ngàn, hoặc cùng lắm 150.000 - 200.000. Dù có tăng khuyến mãi nhưng khách vẫn ngó lơ, có hội chợ 3 ngày nhưng tôi bán được đúng 4 đôi. Lợi nhuận không đủ để trả công nhân viên", ông Hưng nhớ lại.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Văn Khánh - phó chủ tịch Hội Da giày TP.HCM - cho rằng hàng giá rẻ tại nhiều hội chợ thường là hàng Trung Quốc hoặc gần như các công đoạn sản xuất, phụ liệu đến từ quốc gia này. Tuy nhiên việc làm hàng giá rẻ, chạy theo mẫu mã như hàng Trung Quốc không phải dễ.

Cụ thể theo ông Khánh, Trung Quốc có nguyên liệu tại gốc còn chúng ta phải nhập về, quy mô sản xuất lớn, máy móc ở quốc gia này tự động hóa cao với mỗi giờ có thể cho ra hàng triệu đôi giày, dép giúp giá thành sản xuất gần như thấp nhất thế giới.

"Nhờ bán được hàng số lượng lớn, có thể hàng ngàn, thậm chí cả chục ngàn đôi cho một mẫu nên những doanh nghiệp Trung Quốc luôn tự tin đầu tư sản xuất khuôn mới liên tục, dẫn đến mẫu mã họ luôn đi trước. Chúng ta gần như thua đủ đường", ông Khánh nêu khó.

Đồng quan điểm đó, ông Nguyễn Huy Thanh, chủ một đơn vị chuyên cung cấp máy móc, vật tư may mặc tại TP.HCM, cho biết da giày chiếm khoảng 40 - 45% chi phí, đế giày khoảng 20 - 25% trong giá thành sản xuất.

Bộ khuôn 5 số làm mẫu đế giày có giá hàng chục triệu đồng nhưng nếu làm ra một mẫu mà khách không ưng, bán không được thì gần như phải bỏ. Trong khi đó, doanh nghiệp Trung Quốc ra khuôn mới để sản xuất mẫu mới, nhờ giá cả cạnh tranh, chính sách bán hàng tốt nên các mẫu này thường dễ bán và thu lãi sớm.

"Nhờ đã có được mức lãi ổn, họ chấp nhận giảm giá thêm cho lượng hàng tồn nếu có để đẩy sang các nước, dẫn đến gần như giá nào họ cũng bán được là vậy", ông Thanh lý giải.

Máy móc Trung Quốc rẻ bằng nửa châu Âu

Không chỉ trong lĩnh vực thời trang, các công nghệ, máy móc của Trung Quốc cũng chiếm sóng ở nhiều lĩnh vực. Chia sẻ tại một hội thảo về đồ gỗ mới đây, đại diện Hiệp hội Chế biến gỗ Bình Dương cho biết hiện khoảng 80 - 85% máy móc sử dụng trong lĩnh vực sản xuất đồ gỗ, nội thất trong nước là đến từ Trung Quốc.

"Cùng một phân khúc máy xẻ, cắt, máy CNC các loại... nhưng hàng Trung Quốc thường 150 - 250 triệu đồng/máy, thậm chí có loại chỉ vài chục triệu đồng, nhưng hàng châu Âu gần như phải đắt gấp đôi. Dù độ bền và tính chính xác có thể không bằng nhưng mẫu mã và giá thành thì hàng Trung Quốc không có đối thủ, điều đó lý giải hàng đồ gỗ của quốc gia này tràn ngập, giá rẻ" - đại diện Hiệp hội Chế biến gỗ Bình Dương nói.

Làng nghề, điểm may gia công bị xóa sổ - Ảnh 2.Làng nghề dệt chiếu An Phước bị thu hồi bằng công nhận vì lý do... buồn

Tỉnh Quảng Nam thu hồi bằng công nhận làng nghề dệt chiếu An Phước, thôn Mỹ Phước, xã Duy Phước, huyện Duy Xuyên đã được cấp cách đây 20 năm. Vì sao?

Link nội dung: https://tbngaynay.com/lang-nghe-diem-may-gia-cong-bi-xoa-so-a174479.html