Tổng giám đốc người Nhật ở Bình Dương bị quấy rối

TPO - Các đối tượng hoạt động “tín dụng đen” gọi điện bằng tiếng Nhật để nói chuyện với các tổng giám đốc công ty người Nhật, yêu cầu sa thải công nhân có vay tiền. Một số nhân sự công ty nước ngoài còn bị đe dọa, gây áp lực qua tin nhắn hoặc cuộc gọi cá nhân vì công nhân vay nặng lãi.

Chiều 22/11, UBND tỉnh

Lãnh đạo tỉnh Bình Dương gặp gỡ, đối thoại với doanh nghiệp Nhật Bản.

Các cuộc gọi liên tục được thực hiện tới số điện thoại cố định của DN nhằm yêu cầu xác nhận thông tin người vay, gây cản trở giao tiếp với khách hàng. Hộp thư email của bộ phận nhân sự cũng bị "tấn công" bởi hàng loạt tin nhắn, làm trôi các email công việc quan trọng.

Theo phản ánh của lãnh đạo một DN Nhật Bản, có đối tượng còn gọi điện nói được bằng tiếng Nhật với tổng giám đốc công ty là người Nhật, yêu cầu sa thải công nhân có nợ tín dụng đen. Một số nhân sự công ty bị đe dọa, gây áp lực qua tin nhắn hoặc cuộc gọi cá nhân.

Tại buổi đối thoại, đại diện Phòng an ninh mạng - Công an tỉnh Bình Dương cho biết, phần lớn các trường hợp này liên quan đến việc vay tiền qua các ứng dụng di động (app) và mạng xã hội. Các ứng dụng này thường yêu cầu người vay cho phép truy cập toàn bộ dữ liệu trên điện thoại, từ đó thu thập danh bạ, tin nhắn và hình ảnh để phục vụ việc đòi nợ.

Nguyên nhân gốc rễ của vấn đề là do một bộ phận công nhân gặp khó khăn tài chính, không thể tiếp cận các khoản vay hợp pháp và buộc phải tìm đến tín dụng đen. Sự tồn tại của SIM rác và tài khoản mạng xã hội nặc danh càng khiến tình trạng quấy rối trở nên phức tạp.

Thời gian qua, Công an tỉnh Bình Dương đã xử lý 37 yêu cầu liên quan đến quấy rối qua mạng nhưng đa phần không xác định được đối tượng do tính ẩn danh cao. Đồng thời, 10 đối tượng cho vay nặng lãi truyền thống và qua mạng đã bị bắt giữ. Ngoài ra, Công an tỉnh Bình Dương đã phối hợp với Công an TPHCM xử lý 43 đối tượng liên quan đến tín dụng đen trực tuyến.

Công an tỉnh Bình Dương khuyến cáo người dân không nên vay tiền qua các ứng dụng mạng do chi phí cao và nguy cơ rò rỉ thông tin cá nhân. Các doanh nghiệp hoặc cá nhân bị quấy rối có thể tố cáo qua số điện thoại của trực ban Công an tỉnh Bình Dương. Đồng thời, báo cáo số điện thoại quấy rối qua tổng đài 156 để Bộ Thông tin và Truyền thông kịp thời xử lý.

Tổng giám đốc người Nhật ở Bình Dương bị quấy rối ảnh 2

Công an Bình Dương đến từng nhà trọ tuyên truyền người dân tránh xa "tín dụng đen"

Công an tỉnh Bình Dương cũng cam kết tiếp tục phối hợp với các cơ quan liên quan để siết chặt quản lý viễn thông, xử lý SIM rác và các hành vi quấy rối qua mạng. DN và người dân được kêu gọi cung cấp dữ liệu để hỗ trợ điều tra, xử lý triệt để các tổ chức tín dụng đen.

Tháo gỡ vướng mắc

Cũng tại buổi đối thoại, một số DN cho biết quy trình cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài còn chậm, ảnh hưởng đến kế hoạch tuyển dụng và phát triển nguồn nhân lực quốc tế.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Nguyễn Lộc Hà chia sẻ với những khó khăn, vướng mắc các DN đang gặp phải. Ông cho biết, Bình Dương đang tiếp tục tập trung cải thiện môi trường đầu tư, đơn giản hóa tối đa và công khai, minh bạch đầy đủ, kịp thời các thủ tục hành chính, quy trình giải quyết hồ sơ hành chính.

Theo ông Hà, Bình Dương đang nỗ lực thực hiện quy hoạch, tạo mọi điều kiện để hình thành và phát triển các khu công nghiệp với cơ sở hạ tầng hiện đại; đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu sản xuất, kinh doanh của các DN trong và ngoài nước.

Lãnh đạo UBND tỉnh Bình Dương yêu cầu các sở, ban, ngành nắm rõ những khó khăn, vướng mắc của DN để nghiên cứu vận dụng những quy định của

Bóc đường dây ‘tín dụng đen’ cho vay với lãi 1000%/năm
Bắt nhiều đối tượng hoạt động ‘tín dụng đen’
Bắt nhiều đối tượng hoạt động ‘tín dụng đen’
Chuyên gia ngành Tài chính cảnh báo tín dụng đen len lỏi vào đời sống sinh viên
Chuyên gia ngành Tài chính cảnh báo tín dụng đen len lỏi vào đời sống sinh viên
Hương Chi

Link nội dung: https://tbngaynay.com/tong-giam-doc-nguoi-nhat-o-binh-duong-bi-quay-roi-a174178.html