Thành phần hóa học quý phòng và chữa bệnh
Bác sĩ Quách Tuấn Vinh, chủ tịch Hội Đông y quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, cho biết
Sử dụng xuyến chi đúng để chữa bệnh an toàn - Ảnh minh họa
Một số bài thuốc từ cây xuyến chi
Bác sĩ Vinh cho biết hoa xuyến chi có hàm lượng dược chất cao nhất vào thời điểm tháng 4 - tháng 9 nên khuyến khích thu hái vào thời điểm này. Mọi bộ phận của cây xuyến chi đều có thể dùng làm dược liệu (trừ rễ). Sau khi thu hoạch, các bộ phận của cây được rửa sạch, thái khúc, dùng tươi hoặc phơi phô.
- Hỗ trợ chữa viêm dạ dày: 60g xuyến chi, 800ml nước, sắc xuyến chi với nước cho đến khi nước cạn còn một nửa nước thì chắt lấy và chia thành 4 lần uống/ngày.
Hoặc một lượng tùy ý cây xuyến chi nấu thành cao đặc, mỗi ngày lấy 6g hòa với nước gừng tươi để uống.
- Dùng chữa mẩn ngứa: 100 - 200g xuyến chi, 4 - 5 lít nước đem nấu để lấy nước tắm còn phần bã thì xát lên vùng da bị ngứa. Làm như vậy cho đến khi tình trạng ngứa khỏi hẳn.
- Chữa viêm họng cấp: 30 - 60g xuyến chi tươi giã nát vắt lấy nước, chia thành 3 lần uống. Nếu cảm thấy khó uống cho thêm 1 thìa cà phê mật ong.
- Chữa đau nửa đầu: 3 quả đại táo, 30g xuyến chi sắc toàn bộ dược liệu trong khoảng 30 phút sau đó chắt lấy phần nước để chia thành 3 lần uống/ngày.
Theo bác sĩ Vinh, dù có nhiều lợi ích sức khỏe, cũng cần phải lưu ý một số điểm quan trọng để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi sử dụng khuyến chi để chữa bệnh:
Liều lượng và cách sử dụng: Có thể sử dụng mỗi ngày 15g khô, tương đương 60g tươi. Xuyến chi có thể được sử dụng dưới dạng trà, bột chiết xuất, hoặc dạng thuốc sắc của đông y. Có thể sử dụng xuyến chi dưới dạng xào, nấu.
Tuy nhiên, sử dụng quá mức hoặc không theo đúng cách có thể làm giảm hiệu quả hoặc gây ra các phản ứng phụ. Trong nghiên cứu lâm sàng (đối với người), việc sử dụng dạng trà hoặc chiết xuất nước thường có liều từ 1-2 tách/ngày.
Liều lượng chính xác phụ thuộc vào mức độ cô đặc của chiết xuất và tình trạng bệnh lý của người sử dụng. Trẻ em, phụ nữ mang thai, người đang điều trị bệnh mạn tính nên thận trọng.
Do xuyến chi có khả năng hạ đường huyết, việc sử dụng chung với các loại thuốc điều trị tiểu đường có thể làm đường huyết giảm quá thấp (hạ đường huyết nghiêm trọng). Do đó, người bệnh tiểu đường cần phải được theo dõi cẩn thận và điều chỉnh liều thuốc phù hợp khi sử dụng xuyến chi.
Vì xuyến chi có tính kháng viêm và có thể làm loãng máu, người đang sử dụng thuốc chống đông máu hoặc thuốc kháng viêm cần lưu ý vì có thể gây ra hiện tượng chảy máu hoặc làm thay đổi hiệu quả của các thuốc này.
Một số người có thể nhạy cảm hoặc dị ứng với các loại thực vật họ Cúc (Asteraceae), bao gồm xuyến chi. Biểu hiện có thể là nổi mề đay, ngứa ngáy, hoặc khó thở. Nếu có bất kỳ dấu hiệu dị ứng nào, nên ngưng sử dụng ngay lập tức và đến bác sĩ.
Hoặc có thể gặp rối loạn tiêu hóa nhẹ như đau bụng, tiêu chảy hoặc buồn nôn khi sử dụng xuyến chi, đặc biệt là khi sử dụng ở liều cao hoặc sử dụng kéo dài.
Link nội dung: https://tbngaynay.com/rau-dai-xuyen-chi-co-tac-dung-ho-tro-chua-tri-nhieu-benh-a173653.html